Thính giác là một trong những giác quan quan trọng nhất của con người. Vì vậy, việc bảo vệ và chăm sóc đôi tai của bạn cần được chú ý hơn. Có thể bạn không biết, một số thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến tôi tai và thính lực của bạn bị tổn thương, thậm chí dẫn đến nguy cơ suy giảm thính lực
Suy giảm thính lực ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh?
Suy giảm thính lực ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt đời sống người bệnh. Thế nhưng, nhiều người lại nghĩ rằng, việc nghe kém thì chỉ ảnh hưởng đến thính lực, tuy nhiên, điều này lại kéo theo một loạt những hậu quả phía sau như:
- Suy giảm thính lực khiến cho cuộc sống và công việc gặp nhiều rắc rối: Việc không thể nghe rõ những âm thanh và lời nói của người khác trong cuộc sống khiến người mắc chứng nghe kém vô cùng khó khăn trong việc giao tiếp và làm việc với tất cả mọi người. Lâu dần sẽ gây nên cảm giác tự ti, ngại giao tiếp từ đó khiến tách biệt và cô lập với xã hội.
- Suy giảm thính lực còn ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, khiến hệ thần kinh bị trì trệ, thính giác không nhạy bén, tư duy chậm. Năng lực giao tiếp, hoạt động xã hội suy giảm khiến bệnh nhân ngại giao tiếp.
Đọc thêm: Những bài tập tăng cường thính lực.
Một số những thói quen xấu ảnh hưởng đến khả năng nghe
Đôi tai là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương, vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, nhiều thói quen vô ý đã khiến thính lực bị suy giảm. Có thể kể đến một số hành động, thói quen ảnh hưởng xấu đến khả năng nghe như:
Dùng ngón tay để ngoáy tai
Việc dùng tay để ngoáy tai đã trở thành thói quen mà gần như ai trong chúng ta cũng đã từng mắc phải. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hành động này vô cùng nguy hiểm, không những khiến đôi tai bị tổn thương mà còn đẩy ráy tai vào sâu bên trong dẫn đến các vấn đề về tai như viêm tai giữa, ngứa tai trong.
Các chuyên gia y tế còn cảnh báo nếu bạn bị tiểu đường thì nguy cơ sẽ tăng lên gấp bội do các vi khuẩn có khả năng phá hủy các chức năng mao mạch trong tai, làm hỏng dây thần kinh và dẫn đến điếc vĩnh viễn.
Dùng vật nhọn, cứng để ngoáy tai
Bên cạnh thói quen lấy tay để ngoáy tai, nhiều người thường sử dụng tăm bông, các dụng cụ ngoáy tai nhọn, cứng,.. để ngoáy tai. Hậu quả cũng giống như việc sử dụng tay để ngoáy tai tuy nhiên các vật dụng cứng này còn làm tai của bạn bị tổn thương. Thậm chí, dùng tăm bông hoặc các dụng cụ kim loại có thể làm nhiễm trùng tai hoặc thủng màng nhĩ.
Đọc thêm: Dấu hiệu nghe kém ở trẻ nhỏ.
Đeo khuyên tai bừa bãi
Khuyên tai là trang sức khiến đôi tai và khuôn mặt của bạn trở nên đẹp hơn thế những việc xỏ khuyên không đảm bảo và xỏ nhiều lỗ khuyên khiến tai của bạn dễ bị nhiễm khuẩn trầm trọng.
Vì thế nếu bạn đang xỏ khuyên hãy vệ sinh thật sạch khu vực này, sử dụng rượu và thuốc sát trùng để đảm bảo tai luôn được bảo vệ. Nếu như vết khuyên tai có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn nên đi khám để tránh để lại hậu quả sau này.
Thường xuyên tiếp xúc với các âm thanh lớn
Hiện nay, việc tiếp xúc với những âm thanh quá lớn trong thời gian dài đã trở thành thói quen, sở thích của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn không nên nghe nhạc quá 60 phút/ngày và chỉ nên nghe với lượng âm thanh dưới 60%. Hãy sử dụng các nút tai hoặc vật dụng có tác dụng giảm tiếng ồn, hạn chế đứng cạnh loa trong các buổi tiệc âm nhạc.
Không vệ sinh tai
Cũng giống như các bộ phận khác trong tai, đôi tai cũng cũng được giữ gìn, vệ sinh để tiếp nhận âm thanh được rõ ràng. Nếu bỏ quên đôi tai, để mặc vi khuẩn, ráy tai tích tụ mà không xử lý sẽ khiến lỗ tai bị bít tắc, ù tai, khó nghe các âm thanh, đau nửa đầu. Nghiêm trọng hơn là điếc tai hoặc mất thính lực vĩnh viễn.
Không có thói quen khám tai định kỳ
Nhiều người chỉ đến gặp các bác sĩ khi có các vấn đề về tai. Một số người còn chủ quan, bỏ qua các triệu chứng bất thường xuất hiện ở tai như: Đau tai, ù tai, ngứa trong tai,.. và nghĩ nó chỉ đơn giản, một vài ngày là sẽ khỏi. Tâm lý chủ quan này vô cùng nguy hiểm, bởi khi có các dấu hiệu lạ, bạn nên đi kiểm tra để biết rõ nguyên nhân.
Đôi khi các vấn đề ở tai còn liên quan trực tiếp đến mũi, họng do các liên kết trực tiếp có sẵn của hệ cấu trúc của cơ thể. Trên đây là những thói quen xấu hàng ngày ảnh hưởng đến khả năng nghe. Hãy ghi nhớ và chia sẻ đến những người thân yêu để có một đôi tai khỏe mạnh nhé!
Đọc thêm: Tác hại khi đeo tai nghe trợ thính kém chất lượng.