Giấm táo là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, và công dụng của nó thì gần như vô kể, từ việc uống giấm táo vì lợi ích sức khoẻ đến việc sử dụng giấm táo để tẩy rửa trong nhà. Nếu thường xuyên sử dụng số lượng lớn giấm táo tươi thì bạn sẽ phải tốn khá nhiều tiền. Tuy nhiên, nếu biết làm giấm táo với tỷ lệ chính xác và chờ lên men trong thời gian thích hợp, bạn có thể tiết kiệm được không ít bằng cách biến các quả táo thành giấm táo không mấy khó khăn.
Nguyên liệu
TáoNướcĐường hoặc mật ong
Các bước
Phần 1Phần 1 của 2:Làm nước táo lên men
1Chọn táo tươi ngon. Mặc dù sẽ được lên men trong thời gian dài, các quả táo mà bạn chọn có thể ảnh hưởng đáng kể đến hương vị của giấm. Hãy chọn các quả táo chất lượng nhất mà bạn có để tạo ra thành phẩm ngon nhất.Để giấm táo có hương vị tinh tế và đậm đà hơn, bạn có thể thử sử dụng kết hợp nhiều loại táo khác nhau. sử dụng 2 quả táo ngọt, chẳng hạn như táo Golden Delicious hoặc Gala, kết hợp với 1 quả táo có vị chua gắt, chẳng hạn như McIntosh hoặc Liberty, để giấm thành phẩm có vị hơi sắc hơn một chút.Thay vì sử dụng táo nguyên quả, bạn có thể tận dụng các mấu táo thừa khi làm các món ăn khác. Các mẩu thừa của 2 quá táo gom lại cũng xấp xỉ bằng một quả táo nguyên. Giữ lại vỏ táo, lõi táo và các mẩu đầu thừa đuôi thẹo trong tủ đông để dành làm giấm khi cần.2Rửa táo trong nước lạnh. Rửa sạch rau quả trước khi ăn bao giờ cũng là việc nên làm, và điều này cũng đúng cả khi bạn sử dụng rau củ để nấu hoặc lên men. Rửa và kỳ cọ táo trong nước lạnh để loại bỏ bất cứ thứ gì bạn không mong muốn xuất hiện trong giấm.Bạn có thể sử dụng số lượng táo tuỳ ý để làm giấm. Số lượng táo càng nhiều thì bạn càng làm ra được nhiều giấm! Nếu mới làm giấm lần đầu, bạn có thể thử làm 3 quả táo cho mẻ đầu tiên. Như vậy bạn cũng sẽ có một lượng giấm kha khá mà không quá mạo hiểm nếu chẳng may không thành công.Nếu sử dụng các mẩu táo thừa, bạn nhớ rửa cả quả táo trước khi gọt cắt táo.3Cắt táo thành các khối vuông nhỏ. Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì giấm càng mau lên men. sử dụng dao sắc để cắt táo thành từng khối vuông cỡ 2,5 cm, giữ lại cả vỏ và lõi táo.Nếu bạn sử dụng các mẩu táo thừa thì không cần phải cắt nhỏ thêm nữa.4Trút táo vào lọ thuỷ tinh. Táo sẽ lên men trong vòng 3 tháng, thế nên bạn cần đựng táo trong lọ thuỷ tinh rộng miệng và đã khử trùng. Lượng táo không được đầy quá ¾ lọ, vì vậy lọ dung tích cỡ 1 lít hoặc lớn hơn một chút là vừa.Tuyệt đối không sử dụng vật đựng bằng thép không gỉ để lên men giấm. Khi táo lên men, chất axit trong giấm có thể làm hư hại thép hoặc mùi vị kim loại sẽ ngấm vào giấm, làm thay đổi hương vi giấm.5Rót nước ngập táo. Toàn bộ táo phải ngập hẳn trong nước, vì bất cứ phần nào không ngập nước sẽ bị thối rữa thay vì lên men thành giấm. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng nước lọc hoặc nước khoáng để đảm bảo không có tạp chất nào có thể làm hỏng giấm.Nếu sử dụng lọ dung tích 1 lít với 3 quả táo, bạn sẽ cần khoảng 800 ml nước. Thêm hoặc bớt lượng nước nếu cần thiết.Thà cho thừa nước còn hơn thiếu. Nếu bạn cho nhiều nước hơn mức cần thiết, giấm táo sẽ nhạt hơn một chút và mất nhiều thời gian lên men hơn; nhưng nếu không đủ nước, một số mẩu táo sẽ bị hở ra và có thể bị thối rữa và làm hỏng cả mẻ giấm.6Thêm 1 thìa cà phê (4 g) đường thô cho mỗi quả táo. Khuấy kỹ hỗn hợp cho tan đều. Đường sẽ lên men và chuyển hoá thành rượu, cuối cùng biến thành giấm. sử dụng đường thô là tốt nhất, nhưng bạn có thể sử dụng mật ong hoặc bất cứ loại đường nào tuỳ thích.7Bọc miệng lọ bằng vải thưa. Hỗn hợp cần được để thoáng khí trong thời gian táo lên men và chuyển hoá thành giấm. Bọc một mảnh vải thưa lên miệng lọ và buộc lại bằng vòng dây chun. Lớp vải thưa sẽ ngăn chặn các tạp chất lọt vào lọ nhưng vẫn cho phép các chất khí thoát ra trong quá trình lên men.
Phần 2Phần 2 của 2:Lên men giấm
1Cất lọ táo ở nơi ấm và tối. Tìm một nơi mà bạn có thể để cho giấm lên men trong thời gian dài mà không bị xáo trộn. Đặt dưới đáy hoặc trên nóc tủ bếp, trong góc bếp hoặc bất cứ chỗ nào thích hợp và không có nắng mặt trời chiếu vào. Mỗi nhà có một khu vực phù hợp cho việc này.Để lọ táo đang lên men ở nơi có nhiệt độ phòng, tức là vào khoảng 21 độ C.2Khuấy hỗn hợp mỗi ngày 1-2 lần. Khuấy hỗn hợp là để thúc đẩy quá trình lên men và đảo đều táo trong lọ. sử dụng thìa gỗ khuấy mỗi ngày 1-2 lần trong 1 hoặc 2 tuần đầu tiên. Đừng lo nếu có quên khuấy một ngày, miễn là bạn tiếp tục làm việc này thường xuyên.Nếu các mẩu táo nhô lên khỏi mặt nước, bạn có thể sử dụng đá chặn hoặc một vật nặng nào đó đè xuống cho ngập.3Chờ cho táo chìm xuống đáy lọ. Khi kiểm tra táo hàng ngày, bạn có thể thấy các bong bóng khí sinh ra trong quá trình lên men. Sau 1-2 tuần, táo sẽ chìm xuống đáy lọ. Hiện tượng này cho thấy táo đã lên men. Nếu thấy có váng nổi lên, bạn chỉ cần vớt ra và bỏ đi.4Lọc táo ra khỏi nước lên men và rót phần nước trở lại lọ. sử dụng rây nhựa hoặc một mảnh vải thưa khác lọc bỏ táo trong nước lên men. Cũng như trong tất cả các bước khác, bạn đừng sử dụng vật dụng kim loại để tránh làm hỏng quá trình lên men. Rót nước táo lên men trở lại lọ, bọc vải thưa trên miệng lọ và buộc lại bằng dây chun. Đặt lọ trở lại chỗ ấm và tối.Vứt bỏ táo sau khi lọc khỏi nước lên men. Táo đã lên men không ăn được.5Đợi cho nước táo lên men trong 3-6 tuần, vài ngày khuấy lên một lần. Giai đoạn này là lúc nước táo lên men bắt đầu chuyển hoá thành giấm táo. Cứ 3-4 ngày bạn nên khuấy một lần, chỉ cần nước táo chuyển động một chút trong quá trình lên men giấm là được.Trong thời gian lên men, mùi ngọt của táo sẽ dần dần dậy mùi thơm nhẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình lên men đang phát huy tác dụng, và nước táo lên men đang chuyển hoá thành giấm.Thời gian lên men càng lâu thì hương vị của giấm càng đậm và thơm hơn. Sau khoảng 3 tuần lên men, bạn có thể nếm
thử giấm cách vài ngày một lần cho đến khi giấm đạt đến độ chua và hương vị mong muốn.Thời gian lên men sẽ khác nhau tuỳ vào điều kiện khí hậu. Vào mùa hè, thời gian cần để nước táo lên men sẽ ngắn hơn. Vào mùa đông, quá trình lên men thường sẽ mất nhiều thời gian hơn.6Rót giấm vào lọ thuỷ tinh có nắp đậy và cất trữ. sử dụng lọ thuỷ tinh đã khử trùng có nắp đậy chặt để ngừng quá trình lên men và giữ cho giấm được tươi. Giấm sẽ không bao giờ hỏng khi bảo quản trong tủ lạnh.Giấm để trong tủ lạnh sẽ ngừng quá trình lên men, nhưng nếu để quá lâu thì quá trình này lại tiếp diễn. Nếu vị giấm quá gắt, bạn có thể cho thêm một ít nước để pha loãng đến độ chua như ý.Bạn có thể bảo quản giấm táo ở nhiệt độ phòng, nhưng nếu vậy thì nó sẽ tiếp tục lên men.Nếu có một vật thể sền sệt nổi lên mặt giấm thì đó là dấu hiệu đáng mừng hơn là đáng lo. Vật thể này là “con giấm” mà bạn có thể sử dụng để làm mồi cho mẻ giấm tiếp theo. Cho con giấm vào cùng lúc với táo để đẩy nhanh quá trình lên men giấm
Cảnh báo
Không sử dụng giấm tự làm tại nhà để ngâm dưa muối, vì quá trình này đòi hỏi nồng độ axit acetic 5%. Rất khó biết chính xác nồng độ axit acetic mà bạn tự làm, do đó tốt nhất là bạn nên sử dụng giấm bán sẵn ở cửa hàng cho an toàn.Nếu thấy có váng màu xanh, xám, đen hoặc nâu nổi lên mặt giấm trong quá trình lên men, bạn nên đổ bỏ mẻ giấm và làm lại mẻ khác. Đó có thể là dấu hiệu của một loại vi khuẩn nguy hại gây bệnh.
các thứ bạn cần
TáoDaoThớtLọ thuỷ tinhNướcĐườngVải thưaDây chunThìa gỗ hoặc thìa nhựaLọ thuỷ tinh có nắp để bảo quản giấm