Khi bắt đầu lập trình với Java, có rất nhiều khái niệm mà bạn cần nắm. Những khái niệm đó bao gồm lớp (class), phương thức (method), ngoại lệ (exception), hàm tạo (constructor), biến (variable), vân vân. Để không bị quá tải, tốt nhất bạn nên tìm hiểu từng chút một. TaiNgheTroThinh hôm nay sẽ chỉ dẫn bạn cách gọi một phương thức trong Java.
những bước
1Bạn cần hiểu phương thức là gì. Trong Java, phương thức là tập hợp những lệnh được nhóm cùng với nhau để thực hiện một hành động. Sau khi một phương thức được khai báo, chúng ta có thể gọi những phần khác nhau của mã nhằm thực thi chức năng. Đây là cách thiết thực để dùng một mã nhiều lần. Sau đây là ví dụ về một phương thức đơn giản. publicstaticvoidmethodName(){System.out.println(“This is a method”);}2Khai báo khả năng truy cập (access modifier) phương thức. Khi khai báo phương thức trong Java, bạn cần khai báo những lớp nào có thể truy cập phương thức. Ở ví dụ trên, khả năng truy cập được khai báo là “Public”. Có ba khả năng truy cập mà bạn có thể khai báo đối với một phương thức: Public: Bằng cách đặt bộ điều chỉnh quyền truy cập “public” vào trước tên phương thức, chúng ta có thể gọi phương thức này từ bất cứ đâu. Protected: Quyền truy cập “protected” chỉ cho phép phương thức được gọi trong phạm vi lớp cơ sở và lớp con.Private: Nếu được khai báo quyền truy cập là private thì phương thức đó chỉ có thể được gọi từ bên trong lớp. Quyền truy cập này được gọi là mặc định hoặc gói riêng tư. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có những lớp trong cùng một gói mới có thể gọi phương thức này.3Khai báo lớp mà phương thức thuộc về. Trong ví dụ trên, từ khóa thứ hai là “static” (tĩnh), điều này có nghĩa là phương thức đó thuộc về lớp chứ không phải bất kỳ trường hợp (instance) hay đối tượng (object) nào của lớp. Phương thức tĩnh phải được gọi bằng tên lớp: “ExampleClass.methodExample()”. Nếu từ khóa “static” không được dùng thì nghĩa là phương thức chỉ có thể được gọi thông qua một đối tượng. Chẳng hạn, nếu lớp “ExampleObject” có một hàm tạo (dùng để tạo đối tượng), chúng ta có thể tạo đối tượng mới bằng cách nhập “ExampleObject obj = new ExampleObject();”, đồng thời gọi phương thức với lệnh sau: “obj.methodExample();”.4Khai báo giá trị trả về. Giá trị trả về khai báo tên của giá trị mà phương thức trả về. Trong ví dụ trên, từ “void” cho thấy phương thức không trả về giá trị nào. Nếu bạn muốn một phương thức trả về giá trị nào đó, chỉ cần thay từ “void<” bằng kiểu dữ liệu (nguyên thủy hoặc tham chiếu) của đối tượng hay kiểu nguyên thủy mà bạn muốn trả về. Kiểu dữ liệu nguyên thủy bao gồm int, float, double, vân vân. Sau đó, thêm “return” cùng với đối tượng của kiểu dữ liệu đó vào cuối mã của phương thức.Khi gọi một phương thức trả về giá trị nào đó, bạn có thể dùng tiếp giá trị đó. Chẳng hạn, nếu phương thức “someMethod()” trả về một vài nguyên thì bạn có thể đặt số nguyên đó thành giá trị được trả về bằng mã: “int a = someMethod();”5Khai báo tên phương thức. Sau khi đã khai báo những lớp có quyền truy cập phương thức, lớp mà phương thức thuộc về và giá trị trả lại, bạn cần đặt tên để phương thức có thể được gọi. Để đặt tên cho phương thức, bạn chỉ cần nhập tên phương thức cùng với dấu ngoặc đơn mở và đóng, chẳng hạn như “someMethod()” hay “methodName()”. Sau đó, nhập tất cả những lệnh của phương thức vào trong dấu ngoặc nhọn mở và đóng “{}” 6Gọi phương thức. Để gọi một phương thức, bạn chỉ cần nhập tên phương thức cùng với dấu ngoặc đơn mở và đóng trong dòng mà bạn muốn triển khai. Lưu ý: chỉ gọi phương thức trong lớp có quyền truy cập. Sau đây là ví dụ về một phương thức được khai báo và gọi trong lớp:. publicclassclassName{publicstaticvoidmethodName(){System.out.println(“This is a method”);}publicstaticvoidmain(String[]args){methodName();}}7Thêm tham số (parameter) vào phương thức (nếu cần thiết). một vài phương thức cần có tham số (chẳng hạn như một vài nguyên) hoặc kiểu tham chiếu (ví dụ: tên đối tượng). Nếu một phương thức cần có tham số, bạn chỉ cần nhập tham số vào giữa dấu ngoặc đơn mở và đóng đằng sau tên phương thức. Sau đây là ví dụ về phương thức yêu cầu tham số là số nguyên: “someMethod(int a)” hoặc tương tự. Phương thức dùng kiểu tham chiếu sẽ có dạng: “someMethod(Object obj)” hoặc tương tự. 8Gọi một phương thức chứa tham số. Khi gọi một phương thức chứa tham số, bạn chỉ cần thêm tham số vào trong dấu ngoặc đơn phía sau tên phương thức. Ví dụ:”someMethod(5)” hoặc “someMethod(n)” với “n” là một vài nguyên. Nếu phương thức yêu cầu đối tượng tham chiếu, hãy nhập tên đối tượng vào trong dấu ngoặc đơn mở và đóng. Chẳng hạn như: “someMethod(4, thing)”. 9Thêm nhiều tham số vào một phương thức. những phương thức cũng có thể chứa nhiều tham số, bạn chỉ cần phân tách chúng bằng dấu phẩy. Sau đây là ví dụ về một phương thức được tạo để cộng hai số nguyên lại với nhau và trả về tổng dưới dạng phương thức trả về. Khi phương thức này được gọi, hai số nguyên đã cho dưới dạng tham số sẽ cộng lại với nhau. Sau khi chương trình thực thi, bạn sẽ nhận được đầu ra với nội dung “The sum of A and B is 50”.: publicclassmyClass{publicstaticvoidsum(inta,intb){intc=a+b;System.out.println(“The sum of A and B is “+c);}publicstaticvoidmain(String[]args){sum(20,30);}}
Lời khuyên
Sau khi gọi một phương thức và có giá trị trả về, bạn có thể gọi tiếp phương thức khác dựa vào giá trị vừa được trả. Chẳng hạn nếu phương thức getObject() trả về một đối tượng, nghĩa là trong lớp Object có phương thức không tĩnh toString với giá trị Object trả về khi được gọi là String. Vậy nếu bạn muốn nhận được giá trị String này từ Object được trả về bởi getObject() trong một dòng, hãy viết “String str = getObject().toString();”.
Cảnh báo
Lưu ý về những lớp và phương thức trừu tượng. Phương thức trừu tượng không thể được dùng cho đến khi nó được thực thi bởi lớp khác. Điều này là vì phương thức trừu tượng không có mã triển khai nào. những lớp trừu tượng được dùng như một loại khung.