Phương pháp Tải video HD lên Youtube Tainghetrothinh

Phương pháp Tải video HD lên Youtube Tainghetrothinh

bài đăng này sẽ chỉ dẫn bạn cách định dạng video HD (độ phân giải cao) cho YouTube để video được phát trong định dạng Full HD. YouTube hỗ trợ cho nhiều định dạng HD khác nhau, từ 720p đến 2160p (4K).

những bước

Phần 1Phần 1 Tạo video

1Ghi video trong độ phân giải HD. Video của bạn cần có tỷ lệ khung hình điểm ảnh (pixel hay p) vuông để được hiển thị đúng. Hãy dùng một trong những độ phân giải sau đây để ghi video HD:720p: 1280 x 7201080p: 1920 x 10801440p: 2560 x 14402160p: 3840 x 2160Nếu điện thoại có tính năng ghi HD (kiểu như nhiều chiếc iPhone đời mới và Android cao cấp nhất), bạn sẽ có thể tìm thấy những tùy chọn cài đặt này trong trình đơn Settings của camera. Ví dụ: Khi chạm vào biểu tượng bánh răng trên màn hình Samsung Galaxy s10e, bạn sẽ nhìn thấy phần cài đặt camera để lựa chọn độ phân giải.2dùng tỷ lệ khung hình chuẩn. Hãy dùng tỷ lệ khung hình giống với tỷ lệ lúc ghi video để mã hóa và tải video lên. Tỷ lệ khung hình phổ biến là 24, 25, 30, 48, 50 và 60 fps (khung hình mỗi giây).3Lựa chọn bitrate chuẩn cho video. Bitrate video là tỷ lệ mà bộ codec (bộ mã hóa/giải mã) của video mã hóa việc phát lại video. Video của bạn nên được tối ưu hóa về độ phân giải video, tỷ lệ khung hình, và liệu video có HDR (dải tương phản cao) hay không. YouTube khuyến nghị rằng nên lựa chọn bitrate sau đây cho tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn (24 – 30 fps) và tỷ lệ khung hình cao (48 – 60 fps):2160p: Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn: 35-45 Mbps (Megabit mỗi giây), Tỷ lệ khung hình cao: 53 -68 Mpbs.2160p (HDR): Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn: 44 – 56 Mbps, Tỷ lệ khung hình cao: 66 – 85 Mbps.1440p: Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn: 16 Mbps, Tỷ lệ khung hình cao: 24 Mbps.1440p (HDR): Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn: 20 Mbps, Tỷ lệ khung hình cao: 30 Mbps.1080p: Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn: 8 Mbps, Tỷ lệ khung hình cao: 12 Mbps.1080p (HDR): Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn: 10 Mbps, Tỷ lệ khung hình cao: 15 Mbps.720p: Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn: 5 Mbps, Tỷ lệ khung hình cao: 7.5 Mbps.720p (HDR): Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn: 6.5 Mbps, Tỷ lệ khung hình cao: 9.5 Mbps.4dùng bộ codec âm thanh AAC-LC có số lần lấy mẫu (sample rate) là 48khz hoặc 96khz. Đây là định dạng âm thanh được khuyến nghị cho video YouTube. YouTube cũng hỗ trợ cho kênh âm thanh mono (phát ra từ một nguồn duy nhất), stereo (nổi) và 5.1 surround (thường phát ra từ 5 loa trở lên). 5dùng bộ codec video H.264. H.264 là định dạng nén phổ biến nhất dành cho video HD.6Lưu video thành định dạng được hỗ trợ. YouTube khuyến nghị rằng video nên được tải lên (upload) trong định dạng MP4. Tuy nhiên, hầu hết mọi định dạng phổ biến khác như AVI, MOV, WMV và FLV đều được YouTube hỗ trợ.

Phần 2Phần 2 Tải lên video từ máy tính

1Xác minh tài khoản YouTube (không bắt buộc). Nếu không xác minh tài khoản, bạn chỉ có thể tải lên video có độ dài tối đa 15 phút và dung lượng tối đa 20 GB. Tài khoản được xác minh có thể tải lên video dài lên đến 12 tiếng và có dung lượng lên đến 128 GB. Hãy làm theo những bước sau đây để xác minh tài khoản nếu bạn chưa làm vậy: Truy cập https://www.youtube.com/verify bằng trình duyệt web.Chọn quốc gia của bạn.Nhấp vào tùy chọn nhận cuộc gọi (call) hoặc tin nhắn văn bản (text).Nhập số điện thoại của bạn và nhấp Submit (Gửi).Chờ điện thoại hoặc tin nhắn văn bản.Nhập mã xác minh gồm 6 số trong trang xác minh của YouTube và nhấp Submit.2Truy cập https://www.youtube.com bằng trình duyệt web. Đây là trang web của YouTube. Nếu bạn chưa được đăng nhập tự động, hãy nhấp vào Sign In (Đăng nhập) ở góc trên bên phải. Lựa chọn tài khoản YouTube của bạn và nhập mật khẩu để đăng nhập. Nếu bạn không nhìn thấy tài khoản YouTube của bạn trong danh sách, hãy nhấp vào Use another account (dùng một tài khoản khác) rồi nhập địa chỉ email và mật khẩu được liên kết với tài khoản YouTube.3Nhấp vào biểu tượng trông giống như chiếc camera có dấu cộng (+) ở giữa. Biểu tượng này nằm ở góc trên bên phải trang. Một trình đơn sẽ được xổ ra. 4Nhấp vào Upload video (Tải video lên). Đây là tùy chọn đầu tiên trong trình đơn thả xuống. 5Nhấp vào Select File (Chọn tệp). Nút màu xanh nước biển này nằm ở giữa màn hình. Đây là bước mở trình duyệt tệp tin của máy tính. Bạn cũng có thể kéo và thả video vào giữa cửa sổ.6Lựa chọn video và nhấp Open (Mở). Video sẽ bắt đầu được tải lên YouTube. 7Nhập tiêu đề cho video. Nếu để mặc định, tên tệp tin sẽ là tiêu đề của video. Nếu muốn đặt tên khác, bạn có thể gõ tên vào phía dưới hộp “Title” (Tiêu đề). 8Nhập dòng mô tả video. Gõ dòng mô tả ngắn gọn về video vào hộp “Description” (Mô tả). 9Lựa chọn hình thu nhỏ của video. Sau khi đã xử lý xong video, bạn có thể thực hiện bước này. Đây là hình ảnh tĩnh lấy từ video, được hiển thị làm hình thu nhỏ (thumbnail) của video khi video của bạn hiện ra trong kết quả tìm kiếm. Bạn cũng có thể nhấp vào hộp Upload thumbnail (Tải hình thu nhỏ lên) và thêm hình thu nhỏ tùy chỉnh để tiến hành tải lên.10Lựa chọn xem video này có dành cho trẻ em không. Giờ thì YouTube sẽ yêu cầu bạn lựa chọn đối tượng người xem của video. Nếu đây là video dành cho trẻ em, hãy nhấp vào “Yes, it`s made for kids” (Có, nội dung này dành cho trẻ em). Nếu không phải là video dành cho trẻ em, hãy nhấp vào “No, it`s not made for kids” (Không, đây không phải nội dung dành cho trẻ em). Để tuân theo Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA), YouTube sẽ yêu cầu bạn lựa chọn đối tượng người xem cho từng video mà bạn tải lên. Nếu video được đánh dấu là “Dành cho trẻ em” thì sẽ không có những tính năng kiểu như được cá nhân hóa, bình luận, thẻ và màn hình kết thúc. YouTube có thể sẽ điều chỉnh phần cài đặt đối tượng người xem của video bị đánh dấu chưa đúng. Nếu cố tình đánh dấu video không đúng thì có thể sẽ bị YouTube xử lý.11Giới hạn độ tuổi người xem (không bắt buộc). Nếu video của bạn chứa nội dung có thể không phù hợp với trẻ em, bạn có thể nhấp vào Age Restriction (Advanced) (Giới hạn độ tuổi người xem (Nâng cao)), sau đó nhấp vào Yes, restrict my video to viewers over 18 only (Có. Giới hạn video của tôi ở những người xem trên 18 tuổi). 12Nhấp vào More Options (những lựa chọn khác) (không bắt buộc). Nút More Options ở phía dưới cùng trang sẽ hiển thị nhiều cài đặt video hơn nữa. Bạn có thể sẽ nhìn thấy những lựa chọn sau đây ở dưới “More Options:” Paid Promotions (Nội dung được trả tiền để ): Nếu video của bạn chứa nội dung được trả tiền để , hãy tích vào ô “This video contains paid promotion like a product placement or endorsement” (Video của tôi có chứa nội dung được trả tiền để như nội dung lồng ghép sản phẩm, những hoạt động tài trợ hoặc việc chứng thực sản phẩm). Sau đó, bạn có thể tích để quyết định việc bạn có muốn thêm tin nhắn và giới thiệu cho người xem biết về nội dung được trả tiền để hay không.Tags (Thẻ): Thẻ là từ khóa mà người dùng gõ vào thanh tìm kiếm để hiển thị video của bạn trong kết quả tìm được. Hãy gõ bất cứ thẻ nào mà bạn muốn liên kết với video của bạn trong hộp phía dưới “Tags”.Language, subtitles, closed captions (CC) (Ngôn ngữ và phụ đề): dùng trình đơn thả xuống để lựa chọn ngôn ngữ cho video của bạn. Sau khi lựa chọn ngôn ngữ, bạn có thể lựa chọn chứng nhận phụ đề và thậm chí là tải lên tệp tin kịch bản phụ đề nếu có.Recording date and location (Ngày và địa điểm quay video): Nếu bạn muốn video có ngày và địa điểm quay video, hãy dùng những hộp phía dưới “Recording date and location” để lựa chọn ngày quay và nhập vị trí video.License and Distribution (Giấy phép và phạm vi phân phối): Tại đây, bạn có thể lựa chọn Standard YouTube License (Giấy phép chuẩn của YouTube) hoặc Creative Commons License (Giấy phép Ghi công). Bạn còn có nhiều lựa chọn khác như Cho phép nhúng, Xuất bản lên trang Kênh đăng ký và thông báo đến người đăng ký.Category (Danh mục): Tại đây, bạn có thể lựa chọn danh mục cho video và nhập thông tin liên quan đến videoComments and Ratings (Bình luận và thông tin xếp hạng): dùng trình đơn thả xuống để lựa chọn xem bạn muốn điều gì: Cho phép mọi bình luận, Giữ lại những bình luận có khả năng không phù hợp để xem xét, Giữ lại tất cả những bình luận để xem xét, hay Tắt bình luận. Bạn cũng có thể lựa chọn việc bình luận được sắp xếp theo Hàng đầu hay Mới nhất.13Nhấp Next (Tiếp). Nút màu xanh nước biển này nằm ở góc dưới bên phải. 14Thêm màn hình kết thúc hoặc Thêm thẻ (không bắt buộc). Bạn có thể dùng màn hình kết thúc và thẻ để nội dung có liên quan trong video và ở cuối video. Để thêm màn hình kết thúc hoặc thẻ, hãy nhấp vào Add (Thêm) ở bên phải “Add an end screen” (Thêm màn hình kết thúc) hoặc “Add Cards” (Thêm thẻ). Đây là bước mở trình chỉnh sửa thẻ video. Hãy làm theo chỉ dẫn để thêm thẻ vào video. Để trở về YouTube Studio từ trình chỉnh sửa thẻ video, hãy nhấp vào Return to YouTube Studio ở góc trên bên phải.15Cài đặt chế độ hiển thị video. Đây là bước chọn xem những ai có thể thấy video của bạn và dễ tìm kiếm video như thế nào. Để cài đặt chế độ hiển thị video, hãy nhấp vào Publish Now (Lưu hoặc xuất bản). Sau đó tích vào một trong những lựa chọn sau đây: Public (Công khai): Cho phép mọi người tìm kiếm và xem được video của bạn.Unlisted (Không công khai): Bất kỳ ai có đường liên kết đến video đều có thể xem video.Private (Riêng tư): Chỉ những người bạn chọn mới xem được video của bạn.16Lên lịch cho ngày công khai (không bắt buộc). Bạn còn có một sự lựa chọn khác là Chọn ngày để chuyển video của bạn sang chế độ công khai. Để lên lịch cho ngày công khai, hãy nhấp vào Schedule (Lên lịch) và dùng những hộp thả xuống để chọn ngày và thời gian mà bạn muốn video được công khai. Sau đó nhấp vào Schedule ở góc dưới bên phải. 17Nhấp vào Done. Nút màu xanh nước biển này nằm ở góc dưới bên phải. Đây là bước lưu lại cài đặt video của bạn. Video sẽ được xuất bản ngay lập tức, hoặc vào thời điểm mà bạn đã lên lịch xuất bản. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ cho phép chia sẻ video lên mạng xã hội. Bạn có thể sẽ cần tải lên video dưới dạng không công khai trước, vì quá trình xử lý HD có thể sẽ diễn ra trong một vài tiếng. Sau khi quá trình xử lý HD hoàn tất, bạn có thể công khai video của bạn. Bằng cách xuất bản video dưới dạng không công khai trước, rồi sau đó mới xuất bản công khai, người xem của bạn sẽ chỉ nhìn thấy độ phân giải HD của video.Nếu video được hiển thị trong độ phân giải thấp hơn, hãy nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc dưới bên phải, nhấp vào tùy chọn thả xuống Quality (Chất lượng), sau đó lựa chọn độ phân giải cao hơn. Video có thể sẽ tiếp tục được hiển thị trong độ phân giải thấp hơn cho đến khi được xử lý xong hoàn toàn.Nếu chất lượng của video không được như mong đợi, nguyên nhân có thể là vì kết nối Internet kém

Phần 3Phần 3 Tải lên video từ thiết bị di động

1Mở YouTube. Biểu tượng của ứng dụng di động này trông giống như nút Phát (Play) màu đỏ trên một trong những màn hình chính, trong khay ứng dụng hoặc kết quả tìm kiếm. Đăng nhập nếu được yêu cầu.2Chạm {“smallUrl”:”https:\/\/www.TaiNgheTroThinh.com\/images_en\/2\/20\/Android7videocamera.png”,”bigUrl”:”https:\/\/www.TaiNgheTroThinh.com\/images\/thumb\/2\/20\/Android7videocamera.png\/30px-Android7videocamera.png”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:460,”bigWidth”:30,”bigHeight”:30,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}. Biểu tượng camera video này nằm ở góc trên bên phải màn hình. 3Chạm vào một video trong danh sách. Bạn có thể lựa chọn video đã ghi sẵn của bạn trong danh sách tệp phương tiện phía dưới tùy chọn ghi.4Tạo tiêu đề và thêm mô tả. Chạm vào những trường văn bản phía dưới phần xem trước video để nhập thông tin tương ứng. Lưu ý rằng trường tiêu đề bị giới hạn 100 ký tự và trường mô tả bị giới hạn 5.000 ký tự. 5Chạm vào tùy chọn thả xuống phía dưới thẻ Privacy và lựa chọn Unlisted (Không công khai). Có một lời khuyên hay dành cho bạn khi tải lên video HD là xuất bản video dưới dạng Unlisted trước rồi chuyển sang chế độ Công khai sau khi quá trình xử lý chất lượng cao hoàn tất.Chạm vào tùy chọn thả xuống Location (Vị trí) để thêm thông tin về vị trí nếu muốn.6Chạm Upload (Tải lên). Nút này nằm ở góc trên bên phải màn hình. Sau khi tải lên video, bạn cần mở ứng dụng YouTube Studio (hoặc truy cập https://studio.youtube.com) và cập nhật phần cài đặt người xem.