- Thứ nhất thu hoạch trúc tốt
+ Nhựa: Ra tiệm điện, nói với nhân viên lấy cho một ống luồn dây điện cỡ 16mm. Loại ống này người ta không bán lẻ chiều dài theo yêu cầu mà phải mua luôn ống dài 2,92m. Ống này dễ tìm hơn trúc, nhưng anh chị có muốn vác cái ống dài ngoằn đi ngoài đường không thì tùy.
+ Đu đủ: chổ nào của cây đủ cũng rỗng trừ lá của nó thôi. Anh chị và các bạn có thể lấy nhánh, thân miễn sao có chiều dài và đường kính thích hợp là được.
+ Ngoài ra còn ống tiếp nhôm, ống thủy tinh rất đắt tiền và khó khoét. Không thích hợp với điều kiện kinh tế của một học sinh.
– Thứ hai, cần phải có mút hoặc cật bần:
+ Mút: Mút trong mũ bảo hiểm hoặc truyền hình, tủ lạnh mua, về thường có các miếng mút đệm. Chúng ta cắt mút sau cho tròn, chiều dài khoảng 1,5 cm, đường kính lớn hơn lòng ống một chút để nhét vào nó không bị tụt ra. Cái này dễ kiếm, dễ làm.
+ Bần: Anh chị nào siêng, có thể lội ra sông, ra kênh mà chặt rễ bần vào. Cái này mềm èo, lấy dao Thái Lan gọt cũng được tuốt. Lột bỏ phần vỏ ngoài, lầy phần trong của rễ. Chiều dài và đường kính như nút mút ở trên.
– Thứ ba, là dụng cụ để khoét, có hai dụng cụ là dao mổ hoặc dùi:
+ Dao khoét: ra tiệm thuốc tây, nói bán cho một cán dao mổ (10.000 VNĐ –> 20.000 VNĐ / 1 cán) và khoảng 5 lưỡi dao mổ (1.000 VNĐ / 1 lưỡi). Nhớ là phải mua cả cán lẫn lưỡi nhé! Cần phải mua nhiều lưỡi dao mổ vì trong quá trình khoét, gãy lưỡi là chuyện cơm bữa. Mua về bóc vỏ lưỡi ra, tra vào cán. Chỉ cần mò 5 phút là mò được con dao này!
Cán và lưỡi dao mổ
+ Dùi bằng lửa: ra cửa hiệu vật liệu xây dựng, hoặc công trường đang thi công, “xin” một que thép hoặc sắt dài dài. Hoặc bất cứ cái que nào bằng kim loại có thể nung nóng được. Xài Phương Pháp này cần có một lò lửa dùng than củi hoặc than đá. Em ít xài Phương Pháp này. Ngoài ra anh chị và các bạn có thể mua thêm giấy màu để quấn quan cho đẹp, giấy nhám để đánh bóng trúc, sơn để sơn lên chống mối mọt, dây treo lủng lẳng cho đẹp. Tùy, mấy cái này ra tiệm tạp hóa và cửa hàng đinh sắt
2. Khoét sáo ngang (Để học thổi sáo ngang, mọi người có thể tải tại liệu về từ vietflute.tk cuốn sách “Tự học thổi sáo và ngâm thơ” của Nguyễn Đình Nghĩa) Một số cây sáo ngang và tư thế thổi sáo ngang:
* Khoét sáo ngang đường kính chuẩn 13 mm, dài 406mm cho Tone Đô (Ống nhựa đáp ứng được nhu cầu này)
– Trước hết, xin đưa lên thông số của cây sáo chuẩn “Tone Đô”:
Thông số sáo ngang
– Tiếp đó, chúng ta dùng thước kẻ và bút chì vạch dấu, vẽ lổ sao cho đúng với kích thước mẫu. Hãy kiểm tra thật kĩ lưỡng điều này, sai một li đi một dặm. – Sau khi đã đánh dấu, vẽ lổ xong, ta đến bước khó nhất: “KHOÉT” – Phải chắc rằng trong tay anh chị và các bạn đã có một con dao mổ sẵn sàng. Cầm dao mổ lên sao cho hơi giống với tư thế cầm viết
Tư thế cầm dao mổ
– Bắt đầu đưa mũi dao lên bề mặt chất liệu, vừa ấn vừa xoay mũi dao để tạo thành một lổ nhỏ trên bề mặt(nhưng không thấu đến tận bên trong). Thao tác này phải thực hiện một Phương Pháp cẩn thận, nhẹ nhàng, chậm rãi, nếu không có thể dẫn tới gãy lưỡi hoặc trượt lưỡi dao mổ vào tay, rất nguy hiểm.
Lổ nhỏ được tạo trên bề mặt ống
– Khi đã tạo thành lổ nhỏ, tròn rồi thì dừng xoay vì xoay nữa vì lưỡi dao mổ sẽ bị vướng vào thành lổ gây gãy lưỡi. Kể từ lúc này, nới rộng lỗ ra bằng Phương Pháp hơi nghiêng lưỡi dao, khoét vào thành lổ từ từ
Nới rộng thành lổ ra bằng Phương Pháp nghiêng lưỡi dao
– Nới rộng lổ ra từ từ đến khi đạt kích cỡ thích hợp so với kích thước mẫu * Công việc này sẽ làm thành thạo khi đã thực hành nhiều, trong lần thực hành đầu tiên, chúng ta có thể sẽ gặp nhiều sự cố như gãy lưỡi, lổ chưa ngay, chưa đẹp, chưa đúng kích cỡ. Sau khoảng một tuần làm quen, mọi thứ sẽ đâu vào đấy. * Còn Phương Pháp khoét lổ bằng dùi lửa thì quá dễ, chị việc nung que kim loại rồi châm vào lổ đã vạch sẵn, vậy thôi !