Cách làm giấm chuối trong vắt, đơn giản – tai nghe trợ thính

Giấm chuối tuy không phải là loại giấm phổ biến nhưng hiện nay độ phủ sóng của nó càng rộng hơn. Giấm chuối thường xuất hiện trong các công thức chế biến các món ăn, đặc biệt là các món salad. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu cách làm giấm chuối đơn giản qua bài viết sau đây nhé.

giấm chuối

1. Tìm hiểu về giấm chuối

Giấm chuối là một loại chất lỏng có vị chua, được hình thành từ quy trình lên men của rượu etylic. Nhờ đó mà thành phần chính của giấm chuối là các axít amin, rất tốt cho sức khỏe thể chất. Giấm chuối có vị thanh nhẹ, chứa nhiều lợi khuẩn, thường dùng để nêm nếm ướp thức ăn, làm nước chấm tăng thêm mùi vị thơm ngon cho các món ăn .

2. Cách làm giấm chuối

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Chuối chín: 3 quảRượu gạo: 2 muỗng canhNước sôi để nguội: 1 lítNước dừa tươi: 200mlĐường cát trắng: 2 muỗng canhHũ thuỷ tinh đựng giấm

Cách làm giấm chuối

Bạn đang đọc: Cách làm giấm chuối trong vắt, đơn giản

cách làm giấm chuối

Bước 1: Tạo giấm cái

Chuối bạn bóc vỏ sạch, sau đó có thể để nguyên hoặc cắt làm đôi tùy theo sở thích, rồi cho vào hũ thủy tinh. Tiếp theo bạn cho nước dừa tươi và rượu gạo vào hũ, đổ thêm nước sôi sao cho đầy 3/5 hũ.Sau đó bạn đậy nắp và để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Trong quá trình này bạn nên để yên hũ giấm, hạn chế xê dịch để nó có thể lên men một cách tốt nhất.Sau khoảng 1 tháng (thời gian có thể thay đổi tùy theo thời tiết) mà trên mặt hũ sẽ xuất hiện một lớp váng có màu trắng đục đó chính là con giấm. Càng để lâu thì con giấm sẽ càng dày lên và độ chua của giấm cũng tăng, bạn nên nếm thử để xác định độ chua phù hợp của giấm, lúc này bạn cần chiết giấm ra một cách thật nhẹ nhàng để con giấm không bị vỡ.

Bước 2: Nuôi giấm

Khi đã chiết hết nước giấm ra bạn vẫn phải để nguyên xác chuối ở trong hũ, tiếp tục pha nước đường theo tỷ lệ 1-6, cứ 1 chén đường thì 6 chén nước lọc, bạn khuấy đều cho đường tan hết rồi đổ lại vào hũ giấm chuối ban đầu và chỉ đổ đầy 3/5 hũ.Khi cho nước đường vào hũ giấm thì thời gian chua sẽ nhanh hơn lúc đầu và sẽ hình thành những con giấm khác, bạn vẫn phải bảo quản hũ giấm ở nơi thoáng mát và không có ánh sáng trực tiếp. Sau một thời gian giấm chua thì ta tiếp tục chiết ra rồi lại cho nước đường vào hũ theo tỷ lệ ban đầu.

Bước 3 : Gây giấm mới và lọc thành phẩm

Sau nhiều lần chiết nước giấm, con giấm ban đầu đã quá dày bạn cần gây 1 hũ giấm mới. Vớt nhẹ tay con giấm qua hũ thuỷ tinh khác sau đó cho nước đường theo tỷ lệ như ban đầu là được.Giấm đã chiết ra có thể dùng được. Nếu cẩn thận bạn có thể lọc giấm qua một tấm vải màn hoặc một cái rây để cho giấm có hương vị ngon hơn.Nếu muốn dùng lâu hơn ta đem giấm đi nấu sôi sau đó để nguội cho vào lọ thủy tinh và bảo quản.

Giấm chuối tự làm tại nhà sẽ có màu trắng và hơi đục. Có thể bảo quản và dùng nhiều lần, dùng để làm gia vị tăng thêm hấp dẫn cho nhiều món ăn rất an toàn và tiện lợi. Chúc các bạn thành công nhé.

Topcachlam