Việc cài đặt lại Windows 7 sau mỗi 6 đến 12 tháng (trái với việc không bao giờ cài lại) sẽ giúp máy tính vận hành ổn định nhất có thể. Đối với những người không am hiểu về máy tính hay công nghệ, việc cài lại một hệ điều hành như Windows 7 dường như là bất khả thi. May mắn là quá trình này được sắp xếp hợp lý hơn so với những phiên bản Windows cũ nên rất ít rủi ro nhầm lẫn. Hãy cùng đọc bài đăng để biết cách sửa chữa hoặc cài lại Windows 7 một cách dễ dàng.
những bước
Phương pháp số 1 Tiến hành quá trình Startup Repair
1Xác định vấn đề. Trước khi cài đặt lại hoàn toàn, bạn hãy xác định xem vấn đề có thể được khắc phục bằng quá trình Startup Repair hay không. Quá trình này sẽ thay thế những tập tin hệ điều hành có khả năng bị hỏng. Công cụ Startup Repair thường được dùng nhiều nhất trong việc sửa trình tự nạp Windows. Nếu máy tính không còn nạp được Windows thì Startup Repair có thể khắc phục quá trình khởi động và cho phép Windows nạp lại.2Cho đĩa CD Windows 7 vào máy. Bạn cần chắc chắn rằng máy tính được thiết lập khởi động từ đĩa CD. Để tiến hành, hãy truy cập BIOS ngay sau khi máy tính khởi động. Phím bấm sẽ hiển thị phía dưới biểu tượng nhà sản xuất. Những phím thường gặp nhất là F2, F10, F12 và Del. Trên trình đơn BIOS, điều hướng đến trình đơn con Boot (Khởi động). Chọn CD/DVD hoặc Optical Drive (Ổ đĩa quang) làm thiết bị khởi động đầu tiên. Lưu lại thay đổi và thoát trình đơn. Máy tính sẽ tự khởi động lại. 3Truy cập Windows Setup. Nhấn phím bất kỳ khi thông báo “Press any key to boot from CD or DVD…” hiện ra trên màn hình. Bạn sẽ được đưa vào quá trình thiết lập Windows. những tập tin sẽ được nạp trong chốc lát, sau đó bạn sẽ đến với màn hình yêu cầu chọn ngôn ngữ (Language) và tùy chỉnh thời gian (Time). Những thiết lập này cần được đặt chính xác. Nhấp vào Next để tiếp tục. 4Nhấp vào Repair your computer (Sửa máy tính này). Tùy chọn này ở phía dưới bên trái màn hình, ngay dưới nút lớn “Install now” (Cài đặt ngay). Sau khi nhấp vào “Repair your computer”, bạn sẽ được đưa đến bảng tùy chọn khôi phục hệ thống System Recovery Options. Chương trình sẽ mất một lúc để tìm quá trình cài đặt Windows. Chọn quá trình cài đặt từ trong danh sách và nhấp Next. Với hầu hết người dùng, sẽ chỉ có một quá trình cài đặt hiển thị tại đây. 5Chọn Startup Repair. Công cụ Startup Repair sẽ bắt đầu tìm kiếm thông qua những tập tin Windows và xác định lỗi. Tùy vào lỗi tìm được mà công cụ này sẽ gợi ý giải pháp cho bạn hoặc tự khắc phục. Ngắt kết nối USB hoặc ổ cứng gắn ngoài (nếu có) để Startup Repair hoạt động đúng cách. Máy tính có thể khởi động lại vài lần. Không nên khởi động từ đĩa CD trong quá trình này, nếu không bạn sẽ phải tiến hành lại từ đầu lần nữa. 6Nhấp vào nút Finish (Xong). Sau khi quá trình sửa chữa hoàn tất, nhấp vào nút Finish để khởi động Windows bình thường. Nếu Startup Repair không phát hiện bất kỳ lỗi nào thì màn hình này sẽ không hiện ra
Phương pháp số 2 Tiến hành quá trình System Restore
1Khởi chạy công cụ System Restore. Tùy vào việc Windows có khởi động hay không mà bạn có hai cách khác nhau để truy cập công cụ System Restore. Nếu Windows không nạp, bạn hãy tiến hành theo bước 2-4 ở phần trước để truy cập System Recovery Options. Tại đây, bạn chọn System Restore. Nếu bạn có thể đăng nhập Windows, hãy nhấp vào nút Start. Chọn All Programs > Accessories > System Tools rồi nhấp vào biểu tượng System Restore. 2Chọn điểm khôi phục. Bạn có thể chọn khôi phục điểm mà bạn đã tạo, lên kế hoạch khôi phục tự động hoặc khôi phục những điểm được tạo trong quá trình cài đặt chương trình hay bản cập nhập Windows nào đó. Bạn chỉ có thể khôi phục lại máy tính về ngày được liệt kê tại đây. 3Nhấp vào Next, chọn Finish. Nhấp Yes ở bước xác nhận cuối cùng. Hệ thống sẽ bắt đầu khôi phục. Máy tính sẽ tự khởi động lại trong suốt quá trình này. Sẽ mất khoảng vài phút để máy tính khôi phục xong. Sau đó, khi bạn đăng nhập vào Windows sẽ thấy thông báo rằng quá trình khôi phục đã thành công. Quá trình khôi phục sẽ không phục hồi những tập tin đã xóa
Phương pháp số 3 Tiến hành cài mới
1Sao lưu toàn bộ tập tin và dữ liệu quan trọng. Mặc dù quá trình cài mới khá an toàn và ít khi xảy ra lỗi nghiêm trọng, nhưng việc sao lưu dữ liệu quan trọng trước khi thực hiện những thay đổi lớn với hệ thống là ý hay. Hãy chép dữ liệu quan trọng vào ổ cứng gắn ngoài, USB hoặc ghi vào đĩa DVD. 2Chuẩn bị những gì bạn cần cho quá trình cài đặt. Khóa sản phẩm (product key) Windows 7 là quan trọng nhất. Khóa này có thể được đính kèm trên vỏ CD hoặc máy tính. Lên danh sách những chương trình hiện tại trên máy tính mà bạn muốn tiếp tục dùng để có thể cài đặt lại trên hệ điều hành mới. 3Khởi chạy quá trình cài đặt Windows 7. Cho đĩa vào máy tính và khởi động lại. Bạn cần chắc chắn rằng máy tính được thiết lập khởi động từ CD/DVD. Xem lại bước 2 của phần đầu bài đăng này. 4Bắt đầu quá trình cài đặt. Hệ thống sẽ yêu cầu bạn tùy chỉnh một vài thiết lập, như tùy chọn ngôn ngữ, và bạn sẽ được nhắc đồng ý với điều khoản của giấy phép Windows 7. Bạn không thể cài đặt Windows 7 nếu như không chấp nhận thỏa thuận cấp phép này. 5Chọn kiểu cài đặt. Sau quá trình khởi động, bạn cần chọn kiểu cài đặt: Upgrade (Nâng cao) hoặc Custom (Tùy chỉnh). Hãy chọn Custom installation vì đây là quá trình mà bạn cần để xóa sạch ổ cứng và cài lại. 6Định dạng ổ đĩa đích và cài đặt vào đây. Thao tác định dạng sẽ xóa sạch dữ liệu và giúp ổ đĩa phù hợp với quá trình cài đặt lại. Mặc dù việc định dạng là không cần thiết, nhưng bạn nên tiến hành khi cài lại nhằm ngăn ngừa những vấn đề tiềm tàng có thể xảy ra với hệ thống. Thông thường, Windows 7 sẽ được cài đặt vào ổ đĩa C:. Quá trình này có thể mất từ 30-120 phút tùy vào hệ thống. 7Nhập những chi tiết cuối cùng để hoàn tất quá trình cài đặt. Sau khi cài xong, bạn sẽ được yêu cầu nhập tên cho
máy tính và tạo tài khoản người dùng ban đầu. Với số đông người dùng thì tên mặc định là đủ. Sau khi tạo tài khoản người dùng, bạn có thể dùng để đăng nhập vào hệ điều hành Windows 7 mới cài đặt. 8Khôi phục dữ liệu sao lưu và những chương trình. Nếu bạn đã sao lưu dữ liệu nào đó thì đây là lúc để chép tập tin trở lại vào máy. Nếu bạn đã liệt kê những chương trình cần thiết thì hãy bắt đầu tải và cài đặt lại
Phương pháp số 4 Bằng bảng điều khiển Recovery
1Thử dùng công cụ sửa chữa được tích hợp trong hệ điều hành nếu như bạn không muốn cài mới Windows 7. Nhấn F8 liên tục trong quá trình khởi động để truy cập bảng điều khiển phục hồi Recovery Console được tích hợp trong Windows Installation. Lưu ý: không phải phiên bản Windows 7 nào cũng có tính năng này, nhưng đây là tùy chọn kiểm tra tốt dành cho việc khắc phục sự cố.Bạn có thể thử truy cập dấu nhắc lệnh từ bảng điều khiển phục hồi để khắc phục những vấn đề không thể sửa theo phương pháp thông thường trên máy tính. Trong trường hợp này chúng ta sẽ sửa chữa MBR (Master Boot Record).2Khởi động vào Recovery Console bằng cách nhấn F8 trong quá trình khởi động. Bạn cần nhấn phím này liên tục nhằm đảm bảo rằng Windows nhận được tín hiệu trong lúc đang khởi động. 3Nhấn Enter hoặc Repair Your Computer.4Nhấp vào chữ Command Prompt được tô sáng bằng màu xanh.5Nhập:bootrec /rebuildbcdNhấn Enter.6Nhập:bootrec /fixmbrNhấn Enter.7Nhập:bootrec /fixbootNhấn Enter.Bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra với MBR đều sẽ được xử lý. Xin nhắc lại, không phải phiên bản hay biến thể nào của Windows 7 cũng có tính năng này