Phương pháp để Loại bỏ và ngăn ngừa mạt bột mì: 14 Bước

Mạt bột mì là các con sâu hại nhỏ phá hoại các loại thực phẩm khô như ngũ cốc, bột bánh kếp, rau củ sấy khô, phô mai, ngô và hoa quả sấy khô. Chúng có thể phát triển mạnh ở cả các khu bếp sạch nhất nếu có điều kiện phù hợp. Nhà bếp ẩm thấp, tối tăm và ấm áp là nơi sinh sôi lý tưởng cho mạt bột mì – loài sâu hại có thể ẩn nấp sẵn trong thực phẩm hoặc trên bao bì. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách xác định mạt bột mì, cách xử lý và ngăn ngừa chúng xâm nhiễm sau này.

Các bước

Phần 1Phần 1 của 3:Phát hiện mạt bột mì

1Tìm “mạt bột mì” nâu trên bề mặt thực phẩm. Mạt bột mì có thân màu trắng nhạt và nhỏ đến mức mắt thường gần như không thể nhìn thấy. Vì vậy, sẽ rất khó phát hiện cho đến khi mạt bột mì xuất hiện ồ ạt. Mạt bột mì có chân màu hơi nâu nên mạt bột mì còn sống và đã chết cùng với chất thải của chúng sẽ tạo thành lớp phủ màu nâu. Trông chúng hơi giống cát. 2Chà mạt bột mì hoặc phần bột đáng nghi vào giữa hai ngón tay và kiểm tra xem có mùi giống bạc hà không. Khi bị nghiền nát, mạt bột mì sẽ có mùi giống bạc hà đặc trưng. Thực phẩm cũng có mùi hoặc vị ngọt phát ớn, thậm chí trước khi bạn phát hiện thấy mạt bột mì.3Rải một ít bột mì lên mặt phẳng và kiểm tra sau 15 phút. Rải bột thành một lớp mịn và đều hết sức có thể. Nếu bị mạt bột mì phá hoại, bề mặt bột sẽ trở nên không đều do mạt di chuyển.4Dán một miếng băng dính lên bao bì hoặc kệ bếp để kiểm tra nhằm phát hiện mạt bột mì. Mạt sẽ dính vào miếng băng dính và bạn có thể thấy chúng khi sử dụng kính lúp. Ngoài ra, hãy kiểm tra cả phần hồ dán trên hộp bột và các mép của hộp bột mì được dán màng nhôm. Mạt bột mì có thể không chui vào trong, nhưng chúng có thể nằm trên miệng hộp và chui vào khi bạn mở hộp. 5Lưu ý nếu thấy ngứa ngáy không rõ nguyên do sau khi xử lý bột mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Mặc dù mạt bột mì không cắn, nhưng một số người có thể xuất hiện phản ứng dị ứng với dị nguyên trên mạt bột mì hoặc chất thải của chúng. Tình trạng này gọi là “ngứa do tiếp xúc với mạt”

Phần 2Phần 2 của 3:Loại bỏ mạt bột mì

1Cho thực phẩm nhiễm mạt bột mì nghiêm trọng vào túi nilông đựng rác rồi vứt vào thùng rác ngoài nhà. Mạt bột mì ăn vi khuẩn và nấm mốc trong bột mì và sự xuất hiện của chúng cho thấy thực phẩm đã bị hỏng. Mạt bột mì cũng có thể lan truyền bào tử nấm mốc sang các thực phẩm khác nếu chúng di chuyển sang hộp đựng khác. Mạt bột mì vô hại với hầu hết mọi người nên bạn không cần lo lắng nếu lỡ ăn phải một ít. Trong một số ít trường hợp, bạn có thể gặp phản ứng dị ứng do ăn bột mì nhiễm mạt, gọi là phản vệ do ăn phải mạt. Phản ứng thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi ăn thực phẩm nhiễm mạt và có thể gây phát ban, khó thở, sưng cổ họng, buồn nôn, mệt mỏi và/hoặc ngất xỉu.Đến bác sĩ khám ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào như trên.2Đông lạnh thực phẩm khô có thể bị nhiễm mạt để tiêu diệt mạt bột mì. Nếu thực phẩm không có dấu hiệu nhiễm mạt hoặc chưa hoàn toàn nhiễm mạt ồ ạt, bạn có thể bảo quản chúng ở nhiệt độ -18°C trong 7-14 ngày để tiêu diệt mạt bột mì, trứng hoặc ấu trùng rải rác.Sau khi mạt bột mì chết, bạn nên rây thực phẩm khô hoặc loại bỏ phần thực phẩm đã nhiễm mạt và có thể chứa xác mạt.3Loại bỏ và khử trùng thùng rác, hũ hoặc hộp đựng sử dụng để bảo quản thực phẩm nhiễm mạt bột mì. Bạn cần loại bỏ đến phần thực phẩm nhiễm mạt cuối cùng trong hộp đựng để chặn nguồn thức ăn của mạt bột mì còn sống sót. Rửa sạch hộp đựng và nắp bằng nước nóng rồi đảm bảo để khô trước khi cho thực phẩm mới vào.4Làm vệ sinh sạch nhà bếp hoặc tủ bếp đã từng đựng thực phẩm nhiễm mạt bột mì. Hút bụi tủ và tường, đặc biệt chú ý đến các khe nứt. Nếu không có máy hút bụi, bạn nên sử dụng bàn chải khô, sạch để quét.stoke.gov.uk/food Đảm bảo vứt túi đựng trong máy hút bụi vào thùng rác bên ngoài nhà sau khi làm vệ sinh. Lau sạch mọi bề mặt nhưng tránh sử dụng thuốc diệt côn trùng hóa chất ở gần thực phẩm hoặc nơi bảo quản thực phẩm.Thử làm vệ sinh bằng hỗn hợp giấm hòa nước theo tỉ lệ 1:2 hoặc sản phẩm chống côn trùng tự nhiên và thuốc diệt côn trùng an toàn như tinh dầu lá sầu đâu hoặc tinh dầu cam (tinh dầu hòa nước theo tỉ lệ 1:10).sử dụng máy sấy để sấy khô khu vực bảo quản thực phẩm. Mạt bột mì thích các nơi ẩm thấp.stoke.gov.uk/food

Phần 3Phần 3 của 3:Ngăn ngừa mạt bột mì

1Giữ khu vực bảo quản thực phẩm luôn khô mát. Mạt bột mì không thể sinh sôi ở khu vực bảo quản thực phẩm có độ ẩm thấp (dưới 65%) và thoáng khí. Chú ý đến nơi đặt ấm nước, nồi, máy sấy, bếp lửa và đảm bảo chúng không tạo không khí ẩm ở khu vực bảo quản thực phẩm. Đặt quạt máy ở nhà bếp để giữ mát không khí và làm khô hơi ẩm.2Bảo quản bột mì, ngũ cốc và các loại thực phẩm dễ nhiễm mạt bột mì trong hộp đựng sạch và kín khí. Cách này giữ cho thực phẩm được tươi, khô và không nhiễm mạt bột mì. Nếu còn sót mạt bột mì sau quá trình làm vệ sinh, việc chặn nguồn thức ăn sẽ khiến chúng đói và ngăn chúng đẻ trứng trong ngũ cốc. Túi nilông kín có thể hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng mạt bột mì có thể gặm thủng lỗ trên túi và xâm nhập vào thực phẩm. Bạn nên sử dụng hộp đựng bằng thủy tinh hoặc nhựa dày.Vòng đời của mạt bột mì là khoảng một tháng nên các con còn sót lại sẽ chết nếu bạn có thể giữ mọi thứ sạch sẽ và đậy kín. Tránh đựng chung thực phẩm cũ với thực phẩm mới. Chờ đến khi sử dụng hết bột mì trong hộp, rửa sạch, chà sạch bột mì cũ dưới đáy hộp rồi mới đổ bột mì mới vào.3Mua thực phẩm khô từng phần nhỏ. Mặc dù hơi đắt hơn so với khi mua lượng lớn nhưng như vậy, bạn sẽ không phải bảo quản thực phẩm dễ nhiễm mạt bột mì trong thời gian dài. Nếu để trong môi trường ẩm quá lâu, thực phẩm có thể bị ẩm, bắt đầu nổi mốc và bị nhiễm mạt bột mì.Đảm bảo kiểm tra toàn bộ bao bì trước khi mang thực phẩm khô về nhà. Đảm bảo bao bì không bị ẩm hoặc hư hỏng
và thực phẩm không được bảo quản trên kệ ẩm.4Dán lá nguyệt quế vào trong hộp đựng hoặc tủ bếp sử dụng bảo quản thực phẩm. Mạt bột mì, gián, bướm đêm, chuột, mọt ngũ cốc và nhiều loại sâu hại khác ghét mùi lá nguyệt quế và chúng sẽ tránh thực phẩm khô được đựng trong hộp có lá nguyệt quế. Bạn có thể cho lá nguyệt quế vào thẳng trong hộp (mùi sẽ không thấm vào thực phẩm), dán trên nắp hộp hoặc bên trong tủ bếp hoặc nhà bếp. Có nhiều ý kiến trái ngược về việc nên sử dụng lá nguyệt quế tươi hay khô. Nhiều người nói rằng sử dụng cả hai loại đều được, do đó bạn có thể mua loại nào dễ tìm nhất và xem có hiệu quả hay không. 5Bảo quản riêng thực phẩm cho thú nuôi với các thực phẩm khô khác. Quy tắc bảo quản thức ăn cho thú nuôi không nghiêm ngặt như đối với thức ăn cho người. Thức ăn cho thú nuôi cũng dễ nhiễm sâu hại hơn. Tuy nhiên, thức ăn dành cho thú cưng ở dạng hạt khô thường đã được xử lý qua nhiệt độ và ít chứa nước. Đối với loại đồ ăn này, nếu có mạt thì cũng là chuyện hiếm. Bạn nên bảo quản thức ăn cho thú nuôi trong hộp đựng kín khí và tránh xa thực phẩm cho người. Dù sao thì thú cưng cũng không muốn đồ ăn của chúng bị nhiễm bẩn từ đồ ăn của người.