Củ dền được nhiều người yêu thích vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể sử dụng trong rất nhiều công thức nấu ăn. Khi được chế biến đúng cách, củ dền có vị béo và mùi đất đặc trưng. Có nhiều Phương pháp để chế biến củ dền, nhưng một trong các cách tốt nhất là luộc để làm mềm loại củ cứng này mà không làm mất đi dưỡng chất bên trong. Bạn chỉ cần cho củ dền vào nồi sâu, rót nước vào nồi, thêm vào một ít giấm hay nước cốt chanh, và đun liu riu cho đến khi củ mềm, khoảng 30-45 phút.
Các bước
Phần 1Phần 1 của 3:Rửa và tỉa củ dền
1Chọn các củ dền với kích thước tương đồng để chúng được nấu chín đều. Chọn một vài củ có kích thước phù hợp với món ăn bạn định nấu. Củ dền lớn sẽ nấu lâu hơn củ dền nhỏ. Do đó, nếu bạn chọn các củ dền với kích thước khác nhau thì sẽ khó đạt được độ chín đồng đều.Bạn có thể luộc củ dền có kích thước bất kỳ. Tuy nhiên, củ dền cỡ trung bình thường phù hợp nhất vì tạo được sự cân bằng giữa thời gian nấu và lượng sử dụng.Đừng chọn các củ có vết bầm hay khiếm khuyết bề mặt, lớp vỏ trông khô hoặc nhăn nheo. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã được trữ lâu ngày.2Cắt bỏ các nhánh lá trên đỉnh củ dền. Đặt từng củ lên thớt và sử dụng dao sắc cắt bỏ các nhánh lá mọc ra từ đỉnh củ dền. Chừa một đoạn nhánh khoảng hơn 1 cm để tránh cắt vào phần củ.Củ dền tươi thường cứng nên bạn cần sử dụng lực mạnh một chút để có nhát cắt dứt khoát. Cẩn thận kẻo cắt vào tay!Nếu thích, bạn có thể giữ lại nhánh lá củ dền để sử dụng vào món ăn khác. Lá củ dền có thể được chế biến tương tự như cải xoăn, bó xôi, cải rổ, và các loại rau xanh khác.3Cắt bỏ rễ mọc ra bên dưới củ dền. Sau khi cắt các nhánh lá, xoay ngược củ dền và cũng sử dụng dao cắt bỏ sợi rễ dài, tua rua bên dưới củ. Cắt ở gần vị trí mà củ dền bắt đầu lượn cong để tránh phạm vào phần thịt bổ dưỡng.Bỏ qua bước này nếu củ dền đã được tỉa sẵn.Về lý thuyết thì phần rễ này có thể ăn được, nhưng nó không ngon vì khá cứng và có xơ. Tuy nhiên, rễ củ dền có thể sử dụng để bổ sung hương vị cho các loại rau khác.
Lời khuyên: Nếu bạn vô tình để nước củ dền dính vào thớt, hãy cắt một lát chanh và chà mạnh vào khu vực bị dính màu củ dền. Lực ma sát cùng với axít của nước cốt chanh sẽ giúp loại bỏ sắc tố và tránh để lại vết ố màu.
4sử dụng bàn chải rửa rau củ để làm sạch bụi đất bên ngoài củ dền. Chà nhẹ bàn chải trên mặt ngoài của từng củ, tập trung vào các chỗ dính nhiều bùn đất. Cho các củ đã rửa sạch vào bát, hoặc đặt chúng lên xấp khăn giấy hay một bề mặt sạch sẽ khác.Cố gắng đừng chà củ dền quá mạnh tay. Nếu bạn làm xước lớp vỏ, nước màu, hương vị và chất dinh dưỡng trong củ có thể rò rỉ vào nước luộc.Củ dền phát triển dưới mặt đất nên bạn phải rửa sạch chúng trước khi nấu.5Xối nước sạch rửa củ dền thật kỹ. Mở vòi nước và rửa từng củ bên dưới dòng nước, sử dụng ngón tay loại bỏ đất cát còn sót lại. Khi cần chế biến số lượng lớn thì bạn cho củ dền vào cái sàng hay rổ để rửa cùng một lúc.Nếu bạn là người thích sạch sẽ thì có thể ngâm củ dền trong tô nước khoảng 5 phút. Thêm 60 ml giấm hoặc nước cốt chanh để diệt khuẩn.
Phần 2Phần 2 của 3:Nấu củ dền
1Cho củ dền vào nồi hay xoong. Một cái xoong tiêu chuẩn 1,5-2 lít là đủ rộng để nấu cho 1-4 người ăn. Nếu cần nấu một mẻ lớn thì bạn sử dụng nồi cỡ trung bình để đảm bảo có đủ không gian cho tất cả củ dền.Bất kể bạn sử dụng dụng cụ nấu nướng nào thì nó cũng phải đủ rộng để chứa hết số củ dền, cộng với thể tích nước tương đương.Dàn đều củ dền trong đáy nồi để nhiệt lượng của nước sôi tuần hoàn giữa chúng tốt hơn.2Rót nước vào nồi ngập hoàn toàn số củ dền. Bạn không cần phải đong một lượng nước chính xác. Chỉ cần mở vòi nước vào nồi cho tới khi nước ngập 2,5-5 cm trên mặt củ dền.Đừng rót quá nhiều nước vào nồi. Lượng nước càng nhiều sẽ cần thời gian nấu càng dài. Bạn cũng phải tiêu hao năng lượng không cần thiết để duy trì nhiệt độ nấu tối ưu.3Thêm 30 ml giấm hoặc nước cốt chanh để ngăn chặn nước củ dền chảy ra. Sử dụng cốc hay thìa để đong giấm hay nước cốt chanh và cho vào nồi luộc củ dền. Axít sẽ giúp cho nước trong củ dền không bị thoát ra trong khi luộc. Do đó củ dền sau khi luộc sẽ mềm và giữ được hương vị.Tăng gấp đôi lượng axit cho mỗi 2 lít nước thêm vào nồi.
Lời khuyên: Nếu bạn quyết định sử dụng giấm thì giấm trắng chưng cất thông thường là tốt nhất. Tránh sử dụng các loại giấm có hương thơm như giấm balsamic, rượu đỏ, hay giấm táo vì chúng ảnh hưởng tới hương vị hoặc màu sắc của củ dền.
4Đun sôi nước trong nồi. Đặt nồi lên bếp và điều chỉnh ở mức nhiệt trung bình hay cao. Đun cho đến khi nước sôi hoàn toàn. Thời gian đun sôi nước khoảng 8-10 phút, tùy vào tổng thể tích của nồi. Đậy nắp nồi sẽ ngăn chặn nhiệt thoát ra, do đó nước sẽ sôi nhanh hơn.5Giảm nhiệt và đun liu riu thêm 30-45 phút. Ngay khi nước bắt đầu sôi, giảm nhiệt độ xuống mức trung bình-thấp. Để nước luộc củ dền sôi liu riu ở mức nhiệt này khoảng nửa tiếng, hoặc cho đến khi củ dền đủ mềm. Khuấy nồi theo định kỳ để giúp nhiệt phân phối đều trong nồi.Nhớ đậy nắp nồi trong suốt thời gian nấu. Nếu không, nhiệt độ của nước sẽ giảm và thời gian luộc lâu hơn.Khi phải luộc mẻ lớn hoặc trước đó củ dền được trữ trong tủ lạnh thì thời gian luộc có thể mất gần một tiếng để củ dền chín hoàn toàn.6Sử dụng dao để kiểm tra độ chín của củ dền. Mở nắp nồi và chọc mũi dao vào một trong số các củ dền. Nếu mũi dao đâm xuyên dễ dàng thì bạn có thể ngừng luộc. Nếu bạn cảm thấy còn cứng thì tiếp tục luộc thêm 10-15 phút.Chọn con dao có lưỡi dài để tránh làm bỏng tay. Bạn nên đeo găng tay chống nóng nếu có nhiều hơi nước thoát ra từ nồi
Phần 3Phần 3 của 3:Bóc vỏ củ dền đã luộc
1Chuẩn bị một tô nước đá lớn. Rót nướ
c lạnh vào tô, sau đó thêm vào một nắm đá viên. Đặt tô nước trên mặt bếp và gần nồi luộc. Bạn sẽ sử dụng tô nước đá để làm lạnh nhanh củ dền đã luộc.Tô trộn loại lớn là phù hợp nhất cho mục đích này, nhưng bạn có thể rót nước trực tiếp vào bồn nếu cần làm lạnh một mẻ lớn hoặc khi không có tô phù hợp.2Sử dụng muôi có lỗ hay kẹp gắp để chuyển củ dền vào tô nước đá. Sau khi củ dền được luộc chín, tắt bếp và nhấc nồi xuống. sử dụng muôi hay kẹp gắp vớt từng củ dền khỏi nồi nước nóng và cho vào tô nước đá.Hoặc bạn có thể đổ nguyên nồi luộc củ dền vào cái sàng hay rổ trước khi chuyển củ dền vào tô nước đá.Một lựa chọn khác, bạn chỉ cần chắt hết nước luộc và xối nước lạnh vào củ dền nếu không muốn sử dụng nước đá.
Lời khuyên: Sau khi nấu xong, bạn có thể chắt nước luộc màu đỏ bỏ đi hoặc giữ lại làm nước nấu súp hay nấu canh. Nước luộc củ dền còn có thể sử dụng làm thuốc nhuộm tự nhiên.
3Ngâm củ dền trong tô nước đá 2-3 phút. Ngâm củ dền mới luộc trong nước đá sẽ nhanh chóng triệt tiêu lượng nhiệt sót lại và ngăn chúng không chín thêm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm suy yếu mối liên kết giữa vỏ và phần thịt củ dền, giúp bạn dễ dàng bóc ra.Bạn có thể phải làm lạnh theo từng mẻ nếu số lượng củ dền quá nhiều. Nhớ thay nước đá trong tô sau khi làm lạnh xong từng mẻ.4Bóc vỏ củ dền bằng tay. Đến thời điểm này, lớp vỏ cứng đã trở nên mềm để bạn có thể bóc ra thành từng mảng lớn. Sử dụng mặt trong ngón cái hay móng tay cái để cậy các chỗ vỏ còn dính chặt.Có lẽ bạn nên đeo găng tay cao su trước khi bóc vỏ củ dền để đảm bảo nước củ dền không dính vào ngón tay.Vứt bỏ vỏ củ dền ngay sau khi bóc ra để tránh làm bẩn quần áo, mặt bếp, sàn nhà, hay các bề mặt xung quanh.
Lời khuyên
Ăn củ dền luộc với muối, dầu ô-liu, hoặc vài nhánh ngò tây. Bạn cũng có thể ngâm muối củ dền, trộn chung với món salad, thêm củ dền vào món thịt hầm, hoặc dầm nát với bơ, sữa, và muối (tương tự như khoai tây).
Cảnh báo
Nước củ dền có thể làm lem bẩn vải vóc và các vật liệu khác. Cân nhắc đeo tạp dề khi làm việc với củ dền tươi.
các thứ bạn cần
Rửa và tỉa củ dền
ThớtDao sắcBàn chải rửa rau củĐĩa hoặc khăn giấy
Nấu củ dền
Nồi hay xoongNướcCốc hay thìa đongThìa gỗ hay kim loạiDao
Bóc vỏ củ dền đã luộc
Tô cỡ lớnNướcĐá viênVá có lỗKẹp (tùy chọn)Sàng hay rổ (tùy chọn)Găng tay cao su (tùy chọn)