Phương pháp Tạo cơ sở dữ liệu trong MySQL Tainghetrothinh

Đây là bài đăng chỉ dẫn cách tạo cơ sở dữ liệu trong MySQL. Để tạo cơ sở dữ liệu, bạn phải mở giao diện dòng lệnh “mysql” và nhập những lệnh cơ sở dữ liệu trong lúc máy chủ đang hoạt động.

những bước

Phần 1Phần 1 Mở chương trình dòng lệnh MySQL

1Đảm bảo máy chủ MySQL đã được kết nối. Nếu máy chủ MySQL chưa có kết nối mạng, bạn không thể tạo cơ sở dữ liệu. Bạn có thể kiểm tra trạng thái của máy chủ bằng cách mở MySQL Workbench, chọn máy chủ của bạn và xem thông tin tại “Server Status” (Trạng thái của máy chủ) trong thẻ “Administration – Server Status” (Quản trị – Trạng thái của máy chủ).2Sao chép đường dẫn của thư mục cài đặt. Đường dẫn này sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn dùng máy tính Windows hay Mac: Windows — Sao chép C:/Program Files/MySQL/MySQL Workbench 8.0 CE/ và thay tên của thư mục cuối cùng bằng tên của MySQL hiện tại.Mac — Sao chép /usr/local/mysql-8.0.13-osx10.13-x86_64/ và thay tên của thư mục cuối cùng bằng tên của MySQL hiện tại.3Mở chương trình dòng lệnh của máy tính. Bạn sẽ dùng Command Prompt trên máy tính Windows, và dùng Terminal trên máy tính Mac. 4Nhập đường dẫn của thư mục cài đặt MySQL. Nhập cd cùng với khoảng trắng, dán đường dẫn đến thư mục cài đặt, và ấn ↵ Enter. Ví dụ, bạn sẽ thực hiện như sau trên hầu hết máy tính Windows: cd C:\Program Files\MySQL\MySQL Workbench 8.0 CE 5Mở lệnh đăng nhập MySQL. Ví dụ, để mở lệnh đăng nhập cho người dùng có tên “me”, bạn sẽ nhập như sau và ấn ↵ Enter: mysql-ume-p6Nhập mật khẩu của tài khoản. Bạn cần nhập mật khẩu cho tài khoản người dùng MySQL, rồi ấn ↵ Enter. Đây là thao tác đăng nhập và liên kết chương trình dòng lệnh với MySQL. Bạn sẽ thấy thẻ “MySQL>” hiển thị chương trình dòng lệnh. Từ bây giờ, mọi dòng lệnh mà bạn nhập đều được xử lý bằng chương trình dòng lệnh MySQL. Tìm hiểu cách nhập lệnh MySQL. Lệnh MySQL phải có thêm dấu chấm phẩy (;) ngay sau phần cuối của dòng lệnh, nhưng bạn cũng có thể nhập lệnh, nhập dấu chấm phẩy và ấn ↵ Enter một lần nữa

Phần 2Phần 2 Tạo cơ sở dữ liệu

1Tạo tập tin cơ sở dữ liệu. Thực hiện việc này bằng cách nhập lệnh “tạo cơ sở dữ liệu” create database, nhập tên của cơ sở dữ liệu cùng dấu chấm phẩy, và ấn ↵ Enter. Ví dụ, với cơ sở dữ liệu có tên “Pet Records”, bạn sẽ nhập như sau: createdatabasePet_Records;Tên của cơ sở dữ liệu không được phép chứa khoảng trắng; nếu muốn thêm khoảng trắng vào tên, bạn sẽ nhập dấu gạch dưới (ví dụ, “Friends of Mine” trở thành “Friends_of_Mine”).Mỗi lệnh MySQL phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy. Nếu bạn quên nhập dấu chấm phẩy, bạn có thể nhập nó ngay cạnh đang hiển thị và ấn ↵ Enter một lần nữa. 2Hiển thị cơ sở dữ liệu hiện tại. Bạn có thể mở danh sách cơ sở dữ liệu hiện tại bằng cách nhập lệnh sau và ấn ↵ Enter: showdatabases;3Chọn cơ sở dữ liệu của bạn. Bạn có thể chọn cơ sở dữ liệu trong danh sách bằng cách nhập use name với “name” là tên cơ sở dữ liệu của bạn. Ví dụ, với cơ sở dữ liệu “Pet Records”, bạn sẽ nhập như sau và ấn ↵ Enter: usePet_Records;4Chờ thông báo xác nhận. Khi thấy thông báo “Database changed” (Cơ sở dữ liệu đã thay đổi) hiển thị bên dưới lệnh vừa nhập, bạn có thể chuyển sang bước tạo nội dung của cơ sở dữ liệu

Phần 3Phần 3 Tạo bảng

1Tìm hiểu những lệnh tạo bảng. Trước khi tạo bảng, bạn cần tìm hiểu vài yếu tố chính của bảng như sau: Title (Tiêu đề) — Tiêu đề của bạn phải hiển thị ngay sau lệnh “create table” (tạo bảng), và được đặt theo nguyên tắc tương tự như với tên của cơ sở dữ liệu (chẳng hạn như không có khoảng trắng).Column Heading (Tiêu đề cột) — Bạn có thể đặt tiêu đề cột bằng cách nhập nhiều tên khác nhau vào trong dấu ngoặc đơn (xem ví dụ trong bước tiếp theo). Cell Length (Độ dài ký tự) — Khi đặt độ dài ký tự, bạn sẽ dùng “VARCHAR” (số ký tự linh hoạt, điều đó có nghĩa là bạn có thể nhập từ một đến số ký tự giới hạn của VARCHAR) hoặc “CHAR” (không thể nhập nhiều hơn hoặc ít hơn số ký tự đã định; ví dụ: CHAR(1) chỉ cho phép nhập 1 ký tự, CHAR(3) bắt buộc phải nhập 3 ký tự, v.v.). Date (Ngày) — Nếu bạn muốn thêm ngày vào bảng, hãy dùng lệnh “DATE” để nội dung của cột được định dạng theo ngày. Ngày phải được nhập theo định dạng YYYY-MM-DD (năm-tháng-ngày). 2Tạo những thành phần của bảng. Trước khi nhập dữ liệu vào bảng, bạn cần tạo cấu trúc bảng bằng cách nhập lệnh sau và ấn ↵ Enter: createtablename(column1varchar(20),column2varchar(30),column3char(1),column4date);Ví dụ, để tạo bảng “Pets” với 2 cột VARCHAR, 1 cột CHAR, và 1 cột ngày, bạn sẽ viết lệnh sau:createtablePets(Namevarchar(20),Breedvarchar(30),Sexchar(1),DOBdate);3Thêm dòng vào bảng. Bằng cách dùng lệnh “insert” (chèn), bạn có thể nhập thông tin của cơ sở dữ liệu theo từng dòng: insertintonamevalues(`column1 value`,`column2 value`,`column3 value`,`column4 value`);Với ví dụ bảng “Pets” đã dùng trước đó, dòng thông tin của bạn được nhập như sau: insertintoPetsvalues(`Fido`,`Husky`,`M`,`2017-04-12`);Bạn có thể nhập nội dung của cột là NULL nếu đó là cột trống.4Thêm nội dung còn lại (nếu có thể). Nếu cơ sở dữ liệu của bạn tương đối nhỏ, bạn có thể thêm phần nội dung còn lại theo từng dòng bằng cách dùng lệnh “insert”. Nếu bạn quyết định thực hiện cách này, hãy bỏ qua bước tiếp theo. 5Tải lên tập tin văn bản (nếu cần). Nếu bạn có cơ sở dữ liệu cần nhiều dòng thông tin và không thể nhập hết bằng tay, bạn có thể thêm tập tin văn bản chứa dữ liệu bằng cách dùng lệnh sau: loaddatalocalinfile`/path/name.txt`intotablenamelinesterminatedby`\r\n`;Với ví dụ “Pets”, bạn có thể viết lệnh như sau: loaddatalocalinfile`C:/Users/name/Desktop/pets.txt`intotablePetslinesterminatedby`\r\n`;Trên máy tính Mac, bạn cần dùng lệnh “lines terminated by” cùng với `\r` thay vì `\r\n`.6Xem bảng. Nhập lệnh show databases;, rồi chọn cơ sở dữ liệu bằng cách nhập select * from name;, với “name” là tên của cơ sở dữ liệu. Ví dụ, nếu dùng cơ sở dữ liệu “Pet Records”, bạn sẽ nhập lệnh sau: showdatabases;select*fromPet_Records;

Lời khuyên

Sau đây là một vài loại dữ liệu thường dùng: CHAR(độ_
dài) – chuỗi ký tự có độ dài cố địnhVARCHAR(độ_dài) – chuỗi ký tự có độ dài tối đa là độ_dàiTEXT – chuỗi có số ký tự linh hoạt với độ dài tối đa không quá dung lượng 64KBINT(độ_dài) – số nguyên 32-bit với số chữ số tối đa là độ_dài (với số âm, dấu `-` được tính là một `chữ số`)DECIMAL(độ_dài,thập_phân) – Số thập phân có số ký tự hiển thị theo độ_dài; phần thập_phân quy định số chữ số tối đa sau dấu phẩyDATE – Giá trị ngày (năm, tháng, ngày)TIME – Giá trị thời gian (giờ, phút, giây)ENUM(“giá_trị1″,”giá_trị2”, ….) – Danh sách giá trị đếmSau đây là một vài tham số không bắt buộc: NOT NULL – Phải nhập một giá trị. Trường này không thể bỏ trống.DEFAULTgiá_trị_mặc_định – giá trị mặc định sẽ được nhập khi bạn không nhập giá trị khác.UNSIGNED – Với những trường số, bạn cần đảm bảo những số không phải số âmAUTO_INCREMENT – Giá trị sẽ tự động tăng lên mỗi khi bảng dữ liệu có thêm dòng mới.

Cảnh báo

Nếu máy chủ MySQL không hoạt động khi bạn cố gắng đăng nhập vào chương trình dòng lệnh “mysql”, bạn không thể thao tác tiếp.Khi viết mã lập trình, bạn cần đảm bảo những dòng lệnh được nhập đúng chính tả và khoảng trắng trước khi ấn phím Enter.