Phương pháp Tìm tác giả của website: 14 Bước Tainghetrothinh

Nếu bạn đang viết báo hoặc làm một dự án cần trích dẫn, việc tìm tác giả hoặc chủ sở hữu của website nào đó là rất quan trọng. Tuy nhiên, thông tin này có thể khó xác định, đặc biệt là nếu website mà bạn đang nghiên cứu không phải là trang web gốc của bài đăng. Có nhiều nơi để bạn thử tìm tác giả website, nhưng nếu như không xác định được thì bạn vẫn có thể trích dẫn trang web đó.

những bước

Phần 1Phần 1 Tìm tác giả website

1Nhìn vào phía đầu và cuối bài đăng. Nhiều website do nhân viên hoặc những người viết khác đóng góp thường hiển thị tên tác giả ở đầu hoặc cuối bài đăng. Đây là nơi đầu tiên mà bạn nên quan sát để tìm tên tác giả. 2Tìm thông tin bản quyền của website. một vài trang web hiển thị tên tác giả bên cạnh thông tin bản quyền ở cuối trang. Đây có thể là tên công ty kiểm soát chứ không hẳn là tác giả thực sự. 3Tìm trang “Contact” (Liên hệ) hoặc “About” (Về chúng tôi). Nếu trang mà bạn đang xem không thể hiện tác giả, đồng thời trang này thuộc về một website uy tín, nhiều khả năng nội dung trên được viết dưới sự cho phép của công ty hoặc đơn vị vận hành trang web. Thông tin này có thể tạm xem như tác giả nếu người viết cụ thể không được liệt kê. 4Hỏi chủ sở hữu. Nếu như không tìm được thông tin liên hệ, bạn có thể thử gửi email hỏi về tác giả của trang hoặc bài đăng nào đó. Không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được phản hồi, nhưng điều này có thể cũng đáng để thử. 5dùng một phần của văn bản để tìm trên Google xem có thấy tác giả gốc không. Nếu website mà bạn đang xem không tôn trọng tác quyền, có thể nội dung trên trang đã được sao chép từ nguồn khác. Hãy sao chép và dán một đoạn văn mà bạn đang đọc vào Google xem có tìm được tác giả gốc hay không. 6Tìm tác giả website trên WHOIS – cơ sở dữ liệu đăng ký trang web. Bạn có thể thử tìm người sở hữu website nào đó tại đây. Cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả vì người sở hữu thường không phải tác giả, bên cạnh đó nhiều chủ sở hữu và công ty thường dùng dịch vụ bảo mật để che giấu thông tin.Truy cập whois.icann.org và nhập địa chỉ website vào trường tìm kiếm.Nhìn vào thông tin “Registrant Contact” (Liên hệ người đăng ký) để tìm người đã đăng ký tên miền. Bạn còn có thể thử liên hệ với chủ sở hữu thông qua email proxy nếu như thông tin đăng ký bị khóa

Phần 2Phần 2 Trích dẫn website không có tác giả

1Tìm tiêu đề trang hoặc bài đăng. Bạn cần tiêu đề bài đăng hoặc trang hiện tại để trích dẫn. Cho dù chỉ là một bài đăng trên blog, bạn vẫn cần tiêu đề. 2Tìm tên website. Bên cạnh tiêu đề bài đăng, bạn sẽ còn cần tên website. Ví dụ: tiêu đề bài đăng là “Phương pháp tìm tác giả của website” và tên website là “TaiNgheTroThinh.” 3Cố gắng tìm nhà xuất bản. Đây là tên công ty, tổ chức hoặc người đã sản xuất/tài trợ cho website. Thông tin này có thể không khác với tiêu đề website, nhưng bạn cần kiểm tra để chắc chắn. Chẳng hạn, một tổ chức y tế có thể điều hành website riêng về sức khỏe tim mạch. 4Tìm ngày mà trang web hoặc bài đăng được xuất bản. Thông tin này không phải lúc nào cũng hiển thị, nhưng nếu có thể, bạn cũng nên thử tìm ngày xuất bản. 5Xác định số phiên bản nếu có thể (phong cách Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại MLA). Nếu bài đăng hoặc ấn phẩm có số lượng lớn hoặc số phiên bản, bạn cần ghi lại thông tin này cho trích dẫn MLA. 6Lấy URL trang web hoặc bài đăng (định dạng của Hiệp hội Tâm lý Mỹ APA và MLA cũ). Tùy vào phương pháp trích dẫn mà bạn dùng (cũng như cách làm của người chỉ dẫn), có thể bạn sẽ cần URL của trang web hoặc bài đăng đó. MLA7 không còn yêu cầu bao gồm URL đối với những website. Bạn chỉ cần tiêu đề bài đăng và tiêu đề trang web là đủ. Hãy hỏi lại người chỉ dẫn cho chắc nếu như bạn dùng định dạng trích dẫn MLA.7Tìm số DOI (digital object identifier: số chứng minh vĩnh cửu) đối với bài đăng trên những tạp chí học thuật (phong cách APA). Nếu bạn đang trích dẫn tạp chí học thuật trực tuyến nào đó, hãy bao gồm thêm số DOI thay cho URL. Thông tin này sẽ giúp đọc giả luôn tìm được bài đăng cho dù URL có thay đổi:Với hầu hết những ấn phẩm, bạn có thể tìm số DOI ở đầu bài đăng. Có thể bạn cần nhấp vào nút “Article” hay nút nào đó với tên nhà xuất bản. bài đăng đầu đủ sẽ mở ra với số DOI phía trên cùng.Bạn có thể tra cứu số DOI bằng cách dùng dịch vụ CrossRef tại (crossref.org). Hãy nhập tiêu đề bài đăng hoặc tác giả vào trang web để tìm số DOI.8Soạn trích dẫn từ thông tin có sẵn. Bây giờ, sau khi đã thu thập mọi thông tin trong khả năng (cho dù không có tên tác giả), bạn có thể bắt đầu tạo trích dẫn. Hãy dùng những định dạng sau (bỏ qua mục Author nếu như bạn không tìm được tác giả):XNguồn tin đáng tin cậyAPA StyleĐi tới nguồnMLA: Tác giả <Họ, tên, chữ cái đầu trong tên đệm>. “Tiêu đề bài đăng”. Tiêu đề website. Số phiên bản. Nhà xuất bản website, ngày xuất bản. Trang web. Ngày truy cập.dùng ký hiệu “n.p.” nếu không có nhà xuất bản và “n.d.” nếu không có ngày xuất bản.APA: Tác giả <Họ, chữ cái đầu trong tên>. Tiêu đề bài đăng. (Ngày xuất bản). Tiêu đề website, số kỳ/số tập, trang được tham chiếu. Được lấy từ <URL đầy đủ hoặc số DOI>