Xác định bo mạch chủ Tainghetrothinh

Đây là bài đăng chỉ dẫn cách tìm thông tin bo mạch chủ của máy tính. Thường thì bạn chỉ có thể thực hiện việc này trên máy tính Windows, vì bạn không thể nâng cấp hoặc thay thế bo mạch chủ của máy tính Mac. Để tìm thông tin bo mạch chủ, bạn có thể dùng Command Prompt hoặc chương trình miễn phí Speccy. Một cách khác giúp bạn xác định loại bo mạch chủ là mở thùng CPU của máy tính. Cuối cùng, bạn có thể tìm thông tin bo mạch chủ của máy Mac bằng cách tìm số seri của máy tính Mac và từ đó tìm kiếm thông tin của bo mạch chủ qua mạng.

những bước

Phương pháp số 1 dùng Command Prompt trên Windows

1Mở Start {“smallUrl”:”https:\/\/www.TaiNgheTroThinh.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png”,”bigUrl”:”https:\/\/www.TaiNgheTroThinh.com\/images\/thumb\/0\/07\/Windowsstart.png\/30px-Windowsstart.png”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:460,”bigWidth”:30,”bigHeight”:30,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}. Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình. 2Nhập command prompt vào Start. Thao tác này sẽ tìm kiếm chương trình Command Prompt trên máy tính. 3Nhấp vào {“smallUrl”:”https:\/\/www.TaiNgheTroThinh.com\/images_en\/6\/66\/Windowscmd1.png”,”bigUrl”:”https:\/\/www.TaiNgheTroThinh.com\/images\/thumb\/6\/66\/Windowscmd1.png\/36px-Windowscmd1.png”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:383,”bigWidth”:36,”bigHeight”:30,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”} Command Prompt. Bạn thường tìm thấy lựa chọn này ở phía trên cửa sổ Start. Cửa sổ Command Prompt liền mở ra. 4Nhập lệnh tìm thông tin bo mạch chủ. Bạn cần nhập lệnh sau vào Command Prompt: wmic baseboard get product, manufacturer, version, serialnumber Ấn ↵ Enter.5Xem thông tin của bo mạch chủ. Thông tin cần tìm thường hiển thị bên dưới những tiêu đề sau: Manufacturer (Nhà sản xuất) – Tên nhà sản xuất bo mạch chủ hiển thị tại đây. Thường thì đó cũng là tên của công ty sản xuất máy tính.Product (Sản phẩm) – Số hiệu sản phẩm của bo mạch chủ.Serial number (Số seri) – Số seri của từng bo mạch chủ.Version (Phiên bản) – The version number for your motherboard.6Tìm kiếm bo mạch chủ trên mạng. Nếu bạn bị thiếu bất kỳ thông tin nào kể trên, hãy nhập thông tin mà bạn có kèm theo từ “motherboard” vào công cụ tìm kiếm. Bạn có thể dùng phần thông tin này để xác định loại phần cứng phù hợp với máy tính.Nếu bạn không tìm được thông tin bo mạch chủ, hãy thử phương pháp tiếp theo

Phương pháp số 2 dùng Speccy trên Windows

1Mở trang Speccy. Bạn cần truy cập https://www.piriform.com/speccy bằng trình duyệt. 2Nhấp vào Download Free Version (Tải phiên bản miễn phí). Đây là nút màu xanh lá ở bên trái trang. 3Nhấp vào Free Download (Tải về miễn phí) khi được hỏi. Thao tác này sẽ đưa bạn đến trang lựa chọn đường dẫn. 4Nhấp vào đường dẫn “Piriform”. Bạn sẽ thấy đường dẫn hiển thị bên dưới tiêu đề “Download from” (Tải về từ) bên dưới phần “Speccy Free” (Speccy miễn phí). Chương trình Speccy liền được tải về máy tính sau cú nhấp chuột. Nếu tập tin không được tải về ngay, bạn có thể nhấp vào Start Download (Bắt đầu tải về) ở đầu trang để tải chương trình.5Cài đặt Speccy. Nhấp đúp vào tập tin cài đặt, rồi thực hiện như sau: Nhấp vào Yes (Có) khi được hỏi.Đánh dấu vào ô “No thanks, I don`t need CCleaner” (Không, tôi không cần CCleaner) ở bên dưới góc phải.Nhấp vào Install (Cài đặt).Chờ Speccy hoàn tất việc cài đặt.6Nhấp vào Run Speccy (Khởi động Speccy) khi được hỏi. Đó là nút màu tím ở giữa cửa sổ cài đặt. Speccy liền mở ra. Nếu bạn không muốn thấy ghi chú phát hành trực tuyến của Speccy, trước tiên hãy bỏ chọn ô “View release notes” (Xem ghi chú phát hành) bên dưới nút Run Speccy.7Nhấp vào Motherboard (Bo mạch chủ). Đây là thẻ ở bên trái cửa sổ Speccy. 8Xem thông tin của bo mạch chủ. Bên dưới tiêu đề “Motherboard” ở phía trên cửa sổ, bạn sẽ thấy thông tin nhà sản xuất, chủng loại, phiên bản và nhiều chi tiết khác về bo mạch chủ. Bạn có thể dùng thông tin này để xác định loại phần cứng phù hợp với máy tính

Phương pháp số 3 Tìm thông tin bo mạch chủ của máy Mac

1Mở trình đơn Apple {“smallUrl”:”https:\/\/www.TaiNgheTroThinh.com\/images_en\/f\/ff\/Macapple1.png”,”bigUrl”:”https:\/\/www.TaiNgheTroThinh.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Macapple1.png\/29px-Macapple1.png”,”smallWidth”:460,”smallHeight”:476,”bigWidth”:29,”bigHeight”:30,”licensing”:”<div class=\”mw-parser-output\”><\/div>”}. Nhấp vào biểu tượng Apple ở phía trên góc trái màn hình. Một trình đơn liền xuất hiện tại đây. 2Nhấp vào About This Mac (Thông tin máy Mac). Đây là lựa chọn ở gần phía trên trình đơn đang hiển thị. 3Ghi chú số seri. Xem số ở bên phải tiêu đề “Serial Number” (Số seri). 4Tìm loại bo mạch chủ của máy Mac. Mở công cụ tìm kiếm mà bạn thích (chẳng hạn như Google), rồi nhập số seri của Mac theo sau đó là từ “motherboard” và ấn ⏎ Return. Thao tác này sẽ cho bạn thấy danh sách những loại bo mạch chủ phù hợp

Phương pháp số 4 Tìm thông tin bo mạch chủ theo cách trực quan

1Tắt nguồn máy tính. Đảm bảo tất cả dữ liệu của bạn đã được lưu, rồi ấn nút “Power” (Nguồn) ở mặt sau thùng CPU của máy tính. Phương pháp này chỉ hiệu quả đối với máy tính Windows.2Tháo tất cả những kết nối với thùng CPU của máy tính. Bạn cần tháo dây nguồn, dây cáp Ethernet, đầu kết nối USB và dây cáp âm thanh.3Tìm cách nối đất để bảo vệ bản thân. Đây là cách ngăn chặn sự cố phóng tĩnh điện khi bạn vô tình chạm vào bo mạch chủ hoặc linh kiện điện tử nhạy cảm khác.4Chuẩn bị trước khi mở thùng máy. Đặt thùng máy nằm ngang trên bàn hoặc mặt phẳng sao cho tất cả những kết nối ở phía sau đều gần với mặt bàn. những kết nối này được gắn vào bo mạch chủ, và sẽ giúp bạn xác định liệu thùng máy đã được đặt đúng bên. 5Mở thùng máy. Hầu hết nắp thùng máy đều được giữ cố định bằng vít có tai vặn, nhưng thùng máy cũ vẫn cần dùng đến tuốc nơ vít đầu nhỏ. Bạn cũng có thể dùng tuốc nơ vít khi vít có
tai vặn được vặn quá chặt. những vít này thường được đặt dọc theo mép trên mặt sau của thùng máy. Sau khi vặn mở vít giữ cố định nắp thùng máy, bạn có thể trượt hoặc mở nắp như mở cửa tùy thuộc vào từng thùng máy.6Tìm số hiệu của bo mạch chủ. Đây là thông tin thường được in trên bo mạch chủ, nhưng có thể được đặt tại vị trí khác nhau, chẳng hạn như ở gần khe RAM, gần đế cắm CPU, hoặc giữa những khe PCI. Có thể bạn chỉ thấy số hiệu mà không thấy tên nhà sản xuất, nhưng nhiều bo mạch chủ đời mới có đầy đủ tên nhà sản xuất và số hiệu. Bạn sẽ thấy nhiều thông tin trên bo mạch chủ, nhưng số hiệu thường được in với cỡ chữ to nhất.Số hiệu của bo mạch chủ là chuỗi số và chữ cái.7Tìm thông tin nhà sản xuất bằng số hiệu. Nếu không tìm thấy tên nhà sản xuất trên bo mạch chủ, bạn có thể nhanh chóng tìm được thông tin này bằng cách nhập số hiệu của bo mạch chủ vào công cụ tìm kiếm. Đừng quên nhập thêm từ “motherboard” (bo mạch chủ) khi tìm kiếm để loại bỏ những kết quả không liên quan đến máy tính

Lời khuyên

Việc biết rõ chủng loại và số hiệu của bo mạch chủ sẽ rút ngắn danh sách những loại phần cứng (chẳng hạn như bộ vi xử lý) mà bạn tìm kiếm khi muốn nâng cấp máy tính.

Cảnh báo

Việc dùng CPU và RAM không phù hợp với bo mạch chủ sẽ khiến máy tính không hoạt động.