Hẳn ai cũng từng gặp rắc rối với việc máy tính không chịu khởi động. Dù đó có thể là dấu hiệu cho thấy phần cứng có vấn đề nghiêm trọng nhưng thường thì đó chỉ là rắc rối đơn giản mà bạn có thể tự mình xử lý. Với một vài kiến thức cơ bản về khắc phục sự cố, trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ giải quyết được vấn đề khởi động của máy Mac cũng như máy tính chạy Windows.
những bước
Phương pháp số 1 Máy tính Windows không khởi động
1Kiểm tra nguồn điện. Đảm bảo là dây nguồn đã được cắm chắc.
Luigi Oppido
Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Luigi Oppido Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers
Chuyên gia của chúng tôi đồng tình: Trước tiên, bạn cần xác định xem máy tính đã được cắm nguồn chưa. Hãy tìm đèn báo hoặc rút phích cắm và kiểm tra bằng một thiết bị có đèn khác để đảm bảo nguồn điện vẫn chạy. Máy tính cũng giống ô tô – không có nhiên liệu thì sẽ không chạy.
2Tắt máy tính. Đảm bảo mọi dây nguồn đều đã được kết nối đúng. 3Chờ ít nhất 10 giây để tụ điện kịp xả hết và tắt hẳn.4Bật lại máy tính. Lúc này, máy tính đã có đủ thời gian để tắt hẳn
Phương pháp số 2 Máy tính bị treo khi khởi động
1Tắt máy tính lần nữa.2Khởi động lại máy sau 2 phút.3Chọn tùy chọn khởi động.Trong trường hợp màn hình hiển thị logo “Windows” và yêu cầu bạn chọn tùy chọn khởi động, hãy đọc chỉ dẫn trên màn hình một cách cẩn thận trước khi lựa chọn.4Khởi động lại hệ thống ở Safe Mode (Chế độ an toàn). Nhấn F8 khi thiết bị khởi động. Bạn sẽ được chuyển vào chế độ an toàn. 5Gỡ cài đặt phần mềm mới. Hãy gỡ mọi phần mềm hay trình điều khiển mà bạn mới cài đặt hay cập nhật gần đây. Vấn đề của bạn có thể sẽ tự động được giải quyết. 6Bật máy tính và vào BIOS. Tìm nguyên nhân của vấn đề. Trong trường hợp có ép xung, bạn hãy đặt FSB và vCore về lại mức ban đầu. Nhấp vào “Exit and save changes” (Thoát và lưu thay đổi) sau khi đặt lại xong.7Mở thùng máy. Để mở thùng máy, bạn chỉ cần tháo vít ở mặt sau: chúng nằm xa ở phía mép ngoài của thùng máy. Chạm vào phần kim loại của thùng máy trước khi thao tác với những linh kiện bên trong, tránh để sốc tĩnh điện làm hư hại máy tính của bạn.8Tháo, lắp lại linh kiện.Tháo RAM, card đồ họa và dây nối với chân cắm của CPU (Bộ xử lý trung tâm).Tháo pin nằm gần cuối bo mạch chủ. Thường thì pin nằm trong bao nhỏ có đòn bẩy ở một đầu.Chờ vài phút.Kết nối lại từng bộ phận.9Cắm điện rồi khởi động lại máy tính.Đừng thực hiện bước 7 và 8 nếu bạn không thoải mái với việc thao tác trên những bộ phận của máy tính. Bằng không, có thể bạn sẽ khiến mọi chuyện trở nên rối rắm hơn.10Đưa máy đến cửa hàng sửa chữa. Nếu không tự tin với việc thao tác trên máy tính hoặc nếu đã làm mọi bước mà vẫn không có kết quả, hãy đưa máy tính đến cửa hàng sửa chữa, dùng hết khả năng để diễn tả vấn đề và để họ xử lý giúp bạn
Phương pháp số 3 Laptop chạy Windows không khởi động
1Kiểm tra nguồn điện.2Kiểm tra sạc laptop. Đảm bảo là bạn đã dùng đúng loại sạc dành cho laptop của mình. Laptop thường dùng sạc 16-20V. Với sạc khác điện áp, có thể laptop sẽ không được cấp đủ điện cho việc khởi động.3Thử với sạc dự phòng để chắc chắn rằng vấn đề không đến từ sạc đang dùng.4Kiểm tra pin laptop. Đảm bảo rằng laptop vẫn còn pin. Nếu pin yếu, bạn hãy cắm sạc và bật máy.5Tắt laptop.6Chờ vài phút rồi khởi động lại.7Ngắt kết nối thiết bị ngoại vi. Ngắt kết nối mọi thiết bị ngoại vi, bao gồm màn hình, camera, v.v. Từ đó, bạn có thể chắc chắn rằng chúng không phải là lý do khiến laptop không thể khởi động bình thường. 8Kiểm tra xem màn hình có hoạt động hay không. Đảm bảo rằng màn hình laptop vẫn hoạt động. Nếu đèn báo vẫn hoạt động và bạn vẫn nghe được tiếng chạy của ổ cứng hay quạt nhưng màn hình lại không hiển thị bất kỳ hình ảnh gì, vấn đề thật sự có thể là ở màn hình. Đôi khi, biến tần màn hình không hoạt động khiến cho nó không lên được hình. Trong trường hợp đó, bạn có thể thay biến tần này.Dùng màn hình ngoài để kiểm tra màn hình của laptop. Bạn hãy cắm màn hình, bật rồi gập ngay laptop lại. Nếu màn hình ngoài không thể kết nối đến thiết bị thì hẳn vấn đề sẽ không chỉ đơn giản là màn hình bị hư.9Đưa máy đến cửa hàng sửa chữa. Nếu không tự tin trong việc thao tác với máy tính hay đã thực hiện hết những bước trên nhưng vẫn không được, bạn hãy đưa máy đến cửa hàng sửa chữa, vận dụng hết khả năng diễn tả vấn đề và để họ giải quyết giúp bạn
Phương pháp số 4 Máy tính Mac không khởi động
1Kiểm tra nguồn điện. Đảm bảo là bạn đã dùng đúng dây và sạc. 2Ngắt kết nối thiết bị ngoại vi.3Kiểm tra phần mềm/phần cứng vừa được cài đặt. Đảm bảo là những lần cài đặt/cập nhật phần mềm và/hoặc trình điều khiển gần đây của bạn đã được thao tác đúng. 4Đảm bảo màn hình vẫn đang hoạt động. Nếu Mac chạy nhưng bạn lại không thể truy cập màn hình thì nhiều khả năng vấn đề nằm ở phần cứng chịu trách nhiệm hiển thị hoặc chính bản thân màn hình. 5Chạy Disk Utility (Tiện ích ổ đĩa). Với máy Mac chạy OS X 10.8 Mountain Lion về sau, bạn cần khởi động ở chế độ khôi phục OS X Recovery Mode. Tắt máy.Nếu máy bị đứng, hãy nhấn nút nguồn trong vài giây. Mac sẽ tự động tắt.Nhấn giữ phím Command và phím R. Hệ thống sẽ được bật lại.Nhấp vào ổ cứng dựng sẵn của Disk Utility.Nhấn “Verify Disk” (Xác thực ổ đĩa) và chờ máy thực thi
tác vụ.6Khởi động máy tính Mac ở chế độ an toàn. Tắt và khởi động lại máy, nhấn giữ phím Shift trong lúc khởi động. Nhấn giữ phím Shift, Command và V để vào Safe Boot (Khởi động an toàn) và Verbose Mode (Chế độ khởi động hiển thị chi tiết). Ở đây, từng bước Safe Boot sẽ được giải thích cặn kẽ.7Đặt lại trình quản lý hệ thống SMC. Nếu những bước trên không đem lại hiệu quả, có lẽ bạn nên đặt lại SMC của máy MAC. Apple có cung cấp chỉ dẫn chi tiết dành cho tác vụ này. 8Cài lại Mac OS X.Khởi động ở Recovery Mode và nhấn để cài đặt Mavericks.Tiếp đến, làm theo chỉ dẫn trên màn hình cho đến khi hoàn thành.9Đưa máy đến cửa hàng sửa chữa. Nếu không tự tin với việc thao tác cùng máy tính hay mọi bước trên đều không hiệu quả, hãy đưa máy tính đến cửa hàng sửa chữa, vận dụng hết khả năng diễn tả vấn đề và để họ xử lý giúp bạn
Lời khuyên
Luôn cách điện khi làm việc với những bộ phận bên trong máy tính để tránh sốc tĩnh điện.
Những thứ bạn cần
Tua vít (nếu bạn định mày mò bên trong máy tính)Vòng đeo tay chống tĩnh điện (không bắt buộc)