Phương pháp Lắp đặt bo mạch chủ: 15 Bước Tainghetrothinh

Bo mạch chủ là trụ cột của máy tính để bàn. Toàn bộ linh kiện đều cắm vào đây, vì thế việc đảm bảo rằng bo mạch chủ được lắp đúng cách là bước đầu trong quá trình lắp ráp máy tính hoặc nâng cấp lên bo mạch chủ mới. Hãy cùng đọc bài đăng để biết cách lắp bo mạch chủ mới vào thùng máy chỉ trong ít phút.

những bước

1Mở thùng máy tính. Tháo hai tấm bên hông để tiếp cận với khay đựng bo mạch chủ. Khay đựng bo mạch chủ có thể được gỡ ra khỏi thùng máy, điều này cho phép bạn lắp bo mạch chủ mà không cần phải ngó nghiêng. Không phải thùng máy nào cũng tháo khay đựng bo mạch chủ ra được. Khay đựng bo mạch chủ thường được cố định bằng hai đinh ốc. Hãy đặt chúng sang một bên để không bị thất lạc.Thường thì lắp đặt bo mạch chủ về bản chất chính là lắp đặt máy tính mới. Bạn sẽ cần cài đặt lại hệ điều hành nếu như đang nâng cấp, đồng thời định dạng lại toàn bộ ổ đĩa hệ thống. Bạn không thể chỉ đơn thuần nâng cấp lên bo mạch chủ mới mà không cài đặt lại mọi thứ trên máy tính được.2Tự nối đất. Trước khi bắt đầu làm việc với linh kiện bên trong máy tính hay tiếp xúc với bo mạch chủ, bạn cần đảm bảo rằng mình đã xả hết tĩnh điện trên cơ thể. Bạn có thể chạm vào vòi nước để làm điều đó. Mang vòng đeo tay chống tĩnh điện khi làm việc với máy tính để tránh gây hư hỏng linh kiện do phóng tĩnh điện.3Thay miếng chắn I/O (tấm kim loại hình chữ nhật có những khe khớp với cổng của bo mạch chủ). Tấm này nằm phía sau thùng máy, đây là nơi mà những đầu nối kéo dài ra màn hình, thiết bị USB và thiết bị ngoại vi khác. Đa số thùng máy đều được lắp sẵn tấm chắn bảo vệ, bạn sẽ cần tháo nó ra và thay bằng tấm chắn đi kèm với bo mạch chủ mới.Ấn vào bốn góc để gắn tấm chắn vào thùng máy. Tấm chắn sẽ bật vào đúng khớp.Bạn cần đảm bảo rằng mình lắp tấm chắn đúng chiều. So sánh với bố cục thực tế của những đầu nối trên bo mạch chủ để đảm bảo.4Tìm đinh vít standoff (loại đinh vít đặc thù để gắn bảng mạch). Đinh vít standoff giữ cho bo mạch chủ cố định phía trên thùng máy. Điều này giúp làm mát và ngăn ngừa hiện tượng đoản mạch. một vài thùng máy có sẵn đinh vít standoff, số còn lại thì không. Bo mạch chủ thường sẽ đi kèm với đinh vít standoff riêng để bạn có thể dùng. 5Lắp đinh vít standoff. Gắn lỗ trên bo mạch chủ vào vị trí của đinh vít standoff có sẵn trên khay đựng bo mạch chủ. Mỗi thùng máy và khay đựng bo mạch chủ đều khác nhau nên chúng thường có cấu trúc lỗ riêng. Hãy dựng bo mạch chủ lên để xem bạn có thể lắp đinh vít standoff vào đâu để cố định nó. Từng lỗ có trên bo mạch chủ cần được gắn với đinh vít standoff. Hầu hết đinh vít đinh vít standoff đều đi kèm với ốc vặn, nhưng cũng có loại không kèm ốc mà siết trực tiếp vào lỗ.Không phải bo mạch chủ nào cũng có thể gắn hết với lỗ có sẵn. Hãy cố gắng lắp nhiều đinh vít standoff nhất có thể, nhưng bạn đừng bao giờ dùng thêm đinh vít. Đinh vít standoff chỉ nên được lắp vào những vị trí tương ứng với lỗ trên bo mạch chủ.6Đặt bo mạch chủ lên đinh vít standoff. những lỗ và đinh vít phải thẳng hàng với nhau. Nếu khay đựng bo mạch chủ dính liền với thùng máy, bạn cần nhẹ nhàng ấn bo mạch chủ về phía tấm chắn I/O ở đằng sau thùng máy để lắp. Vặn đinh vít để cố định bo mạch chủ. Đừng siết đinh vít quá chặt. Bạn cần đảm bảo rằng nó chắc chắn nhưng không quá chặt. Không nên dùng tua-vít điện.Những lỗ không có kim loại sẽ cần được chèn vòng đệm các-tông vào giữa đinh vít và bo mạch chủ. Tốt nhất là bạn nên tránh dùng lỗ không phải bằng kim loại.7Lắp đặt linh kiện. Trước khi lắp khay đựng cùng với bo mạch chủ mới đã được gắn chặt lại vào thùng máy, bạn nên lắp đặt CPU, bộ tản nhiệt CPU và RAM. Tiến hành lắp đặt những linh kiện này bây giờ sẽ giúp quá trình dễ dàng hơn sau đó. Nếu khay đựng bo mạch chủ không thể tháo rời được, hãy lắp đặt hệ thống dây điện trước rồi đến linh kiện. 8Kết nối nguồn điện. Sau khi bo mạch chủ đã chắc chắn, bạn có thể bắt đầu kết nối linh kiện vào. Nguồn điện là yếu tố được khuyến nghị kết nối đầu tiên vì phích cắm sẽ khó cắm vào hơn sau đó. Bạn cần chắc chắn rằng cả đầu nối 4/8 chân cắm loại 12V cũng như đầu nối 20/24 chân cắm đều đã được kết nối. Xem qua tài liệu chỉ dẫn của bộ nguồn nếu bạn không chắc về loại cáp cần dùng.9Kết nối với tấm chắn phía trước. Để bật máy tính bằng nút nguồn nằm phía trước hoặc xem khi nào thì ổ cứng được truy cập, bạn cần kết nối với công tắc và đèn báo ở tấm chắn phía trước. Hãy tìm những dây điện sau và kết nối vào chân cắm thích hợp trên bo mạch chủ: Công tắc nguồnCông tắc thiết lập lại (reset)Đèn LED nguồnĐèn LED ổ cứng (HDD)Loa10Kết nối những cổng USB phía trước. Kết nối tất cả cổng USB phía trước với đầu nối thích hợp trên bo mạch chủ. Những thành phần này thường có nhãn sẵn. Bạn cần đảm bảo rằng đầu cắm thích hợp được cắm vào đúng chân cắm. 11Kết nối quạt tản nhiệt. Kết nối khung và quạt CPU vào đúng chân cắm trên bo mạch chủ. Thông thường sẽ có những vị trí dành cho khung quạt cũng như một đầu cắm hai chân nằm gần CPU dành cho quạt CPU. 12Lắp đặt ổ đĩa. Sau khi bo mạch chủ được cố định và kết nối, bạn có thể bắt đầu lắp đặt ổ đĩa. Hãy đảm bảo rằng bạn cắm ổ cứng SATA và ổ đĩa quang vào đúng cổng SATA trên bo mạch chủ. 13Lắp đặt card đồ họa. Một trong những linh kiện cuối cùng cần được lắp đặt chính là card đồ họa vì nó chiếm nhiều không gian nhất và khiến cho việc tiếp cận những khu vực khác trở nên khó khăn. Việc lắp đặt card đồ họa là không bắt buộc, điều này tùy thuộc vào hệ thống và nhu cầu của bạn. 14Điều chỉnh hệ thống dây điện. Bây giờ mọi thứ đã được kết nối với bo mạch chủ, lúc này bạn cần chỉnh lại hệ thống dây điện để hơi nóng có thể thoát ra hoặc dây điện không kẹt vào cánh quạt. Hãy dán dây điện thừa vào ô dành cho ổ đĩa dự phòng và dùng dây rút nhựa để bó đầu cáp lại với nhau. Bạn cần chắc chắn rằng mỗi linh kiện đều có không gian riêng. 15Đóng nắp thùng
máy.
Lắp tấm chắn hai bên lại vào vị trí cũ và vặn ốc. Cắm điện máy tính và linh kiện. Bật máy tính và chuẩn bị cho quá trình cài đặt hệ điều hành. Hãy tiến hành theo những chỉ dẫn trên mạng và TaiNgheTroThinh (nếu có) để cài đặt hệ điều hành cụ thể: Cài đặt Windows 7.Cài đặt Windows 8.Cài đặt Windows XP.Cài đặt Windows Vista.Cài đặt Linux

Lời khuyên

Bạn nên lắp đặt bộ vi xử lý, quạt/bộ tản nhiệt và RAM trước khi lắp bo mạch chủ vào thùng máy.Bên cạnh đó, hãy xem qua tài liệu chỉ dẫn trước khi bắt đầu quá trình. Tài liệu sẽ cho bạn biết nếu có bất kỳ chân nối nào mà bạn cần bố trí trước khi tiến hành lắp đặt. Những thiết lập này có thể khác nhau tùy vào loại bo mạch chủ mà bạn mua.Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ cần mua thùng máy và bộ nguồn khác thích hợp với bo mạch chủ mới.

Cảnh báo

Đừng quên tự nối đất trước khi tiến hành bất kỳ thao tác nào với máy tính. Điều này có nghĩa là bạn phải xả tất cả lượng tĩnh điện có thể tích tụ trên cơ thể trước khi chạm vào những linh kiện điện tử. Để tiến hành, bạn cần chắc chắn rằng mình không làm việc trên bề mặt có khả năng tạo ra tĩnh điện (thảm len, ghế sofa, vân vân) và trước khi chạm vào bất kỳ phần nào trên thùng máy, hãy chạm vào bề mặt bằng kim loại trước (bản thân thùng máy cũng có thể được tận dụng).