Nghe kém (khiếm thính) đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Hãy đánh giá sức nghe từ sớm để đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ, dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo.
Nghe kém là gì?
Nghe kém (khiếm thính) là tình trạng bệnh nhân có thể nghe âm thanh, nhưng rất kém hoặc có thể không nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường hoặc có thể chỉ nghe thấy những âm thanh rất lớn.
Nghe kém còn được gọi là khiếm thính, hay là mất thính lực. Trên biểu đồ đo thính lực đơn âm chủ quan, nghe kém xảy ra khi cường độ sức nghe của tai ≥ 25 dB (decibel).
Nghe kém ở trẻ em sẽ dẫn đến giảm hoặc mất khả năng phát triển lời nói và ngôn ngữ. Phát hiện sớm nghe kém và áp dụng phương pháp can thiệp phù hợp giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đọc thêm: Những lưu ý khi sử dụng máy trợ thính.
Dấu hiệu nghe kém ở trẻ nhỏ
Nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây, hãy đưa trẻ đi khám để có thể đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.Dấu hiệu nghe kém ở trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi):
- Trẻ không có phản ứng lại, không giật mình, bất ngờ với những âm thanh lớn như tiếng sấm, tiếng hét to, tiếng sập cửa,…
- Trẻ không phản ứng lại với bất kỳ âm thanh, âm nhạc hoặc giọng nói
- Không tỏ ra thoải mái với những âm thanh ru dương, êm dịu
Dấu hiệu nghe kém ở trẻ dưới 9 tháng tuổi:
- Không có dấu hiệu, phản ứng về nơi hướng phát ra âm thanh
- Không có hứng thú với những đồ chơi phát ra âm thanh: chuông, lúc lắc,…
- Không có phản xạ khi nghe hiệu lệnh “không, không được, đừng,…”
- Không cảm nhận được sự thay đổi âm điệu lời nói
- Không có dấu hiệu lảm nhảm với chính mình
- Chỉ nghe được một số âm thanh nhất định
Dấu hiệu nghe kém ở trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên:
- Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên
- Không tự thay đổi tông điệu khi tự nói với chính mình
- Không quay đầu nhanh về hướng phát ra âm thanh
- Không hiểu được một số từ chỉ đồ vật quen thuộc hằng ngày
- Không thực hiện các động tác đơn giản khi nghe hiệu lệnh như “vẫy tay chào khi nghe bye bye”, “không tiến tới khi cha mẹ gọi”,…
- Chậm hoặc không có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ. Không nói được một số âm phụ như m, p, g, b,…
Đọc thêm: Giải pháp điều trị điếc bẩm sinh ở trẻ.
Hậu quả của việc chậm điều trị nghe kém
Nếu không can thiệp để chữa trị kịp thời, não bộ trẻ em nghe kém có thể không thể phát triển toàn diện từ nhận thức đến mọi mặt trong đời sống. Đặc biệt là khả năng ngôn ngữ sẽ chậm hoặc không thể phát triển, từ đó gây chậm nói, thậm chí là không thể nói được.
Ngoài ra, khả năng giao tiếp bị hạn chế dẫn tới trẻ dễ nổi cáu, trầm tính, nghiêm trọng hơn là bệnh tự kỷ. Thính giác không tốt còn dẫn tới quá trình học tập, giao tiếp và hòa nhập với xã hội.
Nếu chậm điều trị nghe kém, tuy rằng trẻ vẫn có thể nghe tuy nhiên chắc chắn khả năng phát âm gặp vấn đề nghiêm trọng. Trẻ có thể nói ngọng, ngắt quãng và không thể nói năng lưu loát. Vì vậy, hãy kiểm tra sức nghe cho trẻ từ sớm và điều trị ngay khi thấy dấu hiệu nghe kém ở trẻ nhỏ.
Đọc thêm: Máy trợ thính cho trẻ em.