Có đầy đủ quyền ưu tiên (Root) trong Linux Tainghetrothinh

Tài khoản “root” trên máy tính dùng hệ điều hành Linux là tài khoản có đầy đủ quyền hạn. Để thao tác lệnh trên Linux, đặc biệt là những lệnh tác động đến tập tin hệ thống, thường thì ta phải cần đến truy cập root hay truy cập bằng quyền ưu tiên. Với sức mạnh to lớn, không giống như quyền dùng thông thường, truy cập root chỉ nên được yêu cầu khi cần thiết. Nhờ đó, tập tin hệ thống quan trọng có thể tránh được những tổn hại không mong muốn.

những bước

Phương pháp số 1 Có được quyền truy cập root với terminal

1Mở chương trình giao diện cửa sổ dòng lệnh terminal. Nếu terminal còn chưa bật, hãy mở nó. Nhiều phiên bản Linux cho phép mở terminal bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+T. 2Gõ .su – và nhấn↵ Enter. Bạn sẽ được đăng nhập như một “người dùng cấp cao”. Thật ra bạn có thể dùng lệnh này để đăng nhập vào máy tính như người dùng thông thường. Tuy nhiên, khi để trống, nó sẽ cho bạn đăng nhập với quyền ưu tiên.3Nhập mật khẩu tài khoản ưu tiên khi được yêu cầu. Sau khi gõ su – và nhấn ↵ Enter, bạn sẽ được yêu cầu đánh mật khẩu tài khoản truy cập ưu tiên. Nếu nhận được thông báo “authentication error” (lỗi xác thực), nhiều khả năng tài khoản root của bạn đã bị khóa. Hãy đọc phần tiếp theo để biết cách mở khóa.4Kiểm tra trình thông dịch dòng lệnh. Khi đăng nhập với quyền ưu tiên, trình thông dịch dòng lệnh sẽ kết thúc với # thay vì $.5Nhập lệnh cần đến quyền truy cập ưu tiên. Một khi đã dùng su – để đăng nhập với quyền ưu tiên, bạn có thể chạy bất kỳ lệnh nào cần đến quyền truy cập ưu tiên. Lệnh su được duy trì cho đến khi phiên làm việc kết thúc, do đó, bạn không cần nhập đi nhập lại mật khẩu quyền ưu tiên mỗi khi cần chạy lệnh. 6Cân nhắc dùng .sudothay vìsu –.sudo (“super user do” – người dùng cấp cao thực hiện) là lệnh cho phép bạn chạy những lệnh khác với quyền ưu tiên tạm thời. Đây là cách tốt nhất để chạy lệnh cần đến quyền truy cập root với hầu hết người dùng, bởi lúc này, bạn không cần đến môi trường truy cập ưu tiên và người dùng không cần biết mật khẩu tài khoản đó. Họ dùng sẽ nhập mật khẩu đăng nhập thông thường của mình để có truy cập root tạm thời. Gõ sudo command và nhấn ↵ Enter (chẳng hạn như sudo ifconfig). Khi được yêu cầu, gõ mật khẩu người dùng của bạn, đừng gõ mật khẩu tài khoản ưu tiên.sudo là phương pháp được yêu thích hơn với những phiên bản như Ubuntu: nó hoạt động được kể cả khi tài khoản root bị khóa.Lệnh này chỉ dành cho người dùng có quyền quản trị. Người dùng có thể được thêm vào hoặc loại bỏ khỏi /etc/sudoers

Phương pháp số 2 Mở khóa tài khoản root (Ubuntu)

1Mở khóa tài khoản root (Ubuntu). Ubuntu (và một vài phiên bản khác) khóa tài khoản root để ngăn không cho người dùng bình thường truy cập vào đó. Điều này là do khi dùng lệnh sudo (xem phần trên), chúng ta hiếm khi cần đến quyền truy cập ưu tiên. Mở khóa tài khoản root sẽ cho phép bạn đăng nhập với đầy đủ quyền ưu tiên. 2Mở terminal. Nếu đang làm việc trên môi trường màn hình nền, bạn có thể nhấn Ctrl+Alt+T để chạy terminal. 3Gõ .sudo passwd rootvà nhấn↵ Enter. Khi được yêu cầu, nhập mật khẩu người dùng của bạn. 4Đặt mật khẩu mới. Bạn sẽ được yêu cầu tạo và nhập mật khẩu mới hai lần. Một khi đã đặt xong, tài khoản root sẽ hoạt động được.5Khóa tài khoản root lại. Nếu muốn khóa tài khoản root, nhập lệnh sau để bỏ mật khẩu và khóa tài khoản: sudo passwd -dl root

Phương pháp số 3 Đăng nhập với quyền kiểm soát đầy đủ

1Cân nhắc dùng những phương pháp khác để có được quyền truy cập root tạm thời. Đăng nhập với quyền kiểm soát đầy đủ nên được hạn chế trong dùng thông thường bởi khi làm vậy, ta rất dễ thực hiện những lệnh có thể khiến hệ thống không hoạt động được. Đồng thời, nó còn chứa đựng rủi ro về mặt bảo mật, đặc biệt là khi máy chủ SSH đang được chạy trên máy tính. Chỉ đăng nhập với quyền truy cập đầy đủ khi cần sửa chữa khẩn cấp, chẳng hạn như xử lý lỗi ổ đĩa hay khôi phục tài khoản bị khóa. dùng sudo hoặc su thay vì đăng nhập với quyền truy cập đầy đủ sẽ giúp ngăn ngừa những tổn hại không mong muốn trong lúc đăng nhập. Những lệnh này cho người dùng cơ hội cân nhắc lệnh trước khi phát sinh tổn hại nghiêm trọng.một vài phiên bản, chẳng hạn như Ubuntu, khóa tài khoản root cho đến khi bạn tự mở nó. Điều này không chỉ ngăn không để người dùng vô tình gây ra quá nhiều tổn hại khi dùng tài khoản root mà còn bảo vệ hệ thống khỏi tin tặc: tài khoản root thường là mục tiêu đầu tiên của chúng. Khi bị khóa, tin tặc sẽ không thể chiếm được quyền truy cập với tài khoản root. Bạn có thể tham khảo chỉ dẫn mở khóa tài khoản root trên Ubuntu ở phần trước.2Nhập .root ở trường người dùng khi đăng nhập vào Linux. Nếu tài khoản root không bị khóa và nếu biết mật khẩu, bạn có thể đăng nhập với quyền truy cập root khi được yêu cầu đăng nhập thông thường. Nhập root ở trường người dùng khi được yêu cầu đăng nhập. Nếu cần truy cập root để thao tác một lệnh nào đó, hãy dùng phương pháp ở phần trên.3Nhập mật khẩu root ở trường mật khẩu người dùng. Sau khi nhập root vào trường tên người dùng, nhập mật khẩu root khi được yêu cầu. Trong nhiều trường hợp, mật khẩu root có thể chỉ là “password”.Nếu không biết hoặc quên mật khẩu root, xem chỉ dẫn đặt lại mật khẩu ở phần sau.Trong Ubuntu, tài khoản root bị khóa và không dùng được cho đến khi được mở.4Tránh chạy chương trình phức tạp trong lúc đăng nhập bằng tài khoản root. Có thể khi dành được quyền truy cập root, chương trình mà bạn định chạy sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống. Thay vì đăng nhập bằng tài khoản root, sudo và su được khuyên dùng để chạy chương trình

Phương pháp số 4 Đặt lại mật khẩu root và mật khẩu quản trị

1Đặt lại mật khẩu tài khoản root khi quên. Nếu quên mật khẩu tài khoản root và mật khẩu người dùng, bạn cần cho máy tính khởi động ở chế độ khôi phục để tha
y đổi những mật khẩu này. Nếu biết mật khẩu người dùng và cần đổi mật khẩu tài khoản root, chỉ việc gõ sudo passwd root, nhập mật khẩu người dùng và tạo mật khẩu root mới. 2Khởi động lại máy tính và giữ phím-.⇧ Shiftbên trái khi màn hình BIOS xuất hiện. Trình đơn GRUB sẽ được mở. Bấm giữ phím đúng lúc khá khó nên có thể bạn sẽ phải thử nhiều lần.3Chọn mục .(recovery mode)– chế độ khôi phục – đầu tiên trong danh sách. Chế độ khôi phục dành cho phiên bản hệ điều hành hiện tại của bạn sẽ được tải về. 4Chọn tùy chọn .roottừ trình đơn vừa xuất hiện. Giao diện cửa sổ dòng lệnh mà trong đó, bạn ở chế độ đăng nhập bằng tài khoản root, sẽ được khởi động. 5Kết nối ổ đĩa với quyền ghi. Khi khởi động trong chế độ khôi phục, thường thì bạn chỉ có quyền đọc. Nhập lệnh sau để bật truy cập vào quyền ghi: mount -rw -o remount /6Tạo mật khẩu mới cho bất kỳ tài khoản bị khóa nào. Khi đăng nhập bằng tài khoản root và thay đổi quyền truy cập, bạn có thể tạo mật khẩu mới cho mọi tài khoản: Gõ passwd accountName và nhấn ↵ Enter. Nếu muốn đổi mật khẩu tài khoản root, gõ passwd root.Nhập mật khẩu mới 2 lần khi được yêu cầu.7Khởi động lại máy tính sau khi đặt lại mật khẩu. Khi đã đặt lại mật khẩu xong, bạn có thể khởi động lại máy tính như bình thường. Mật khẩu mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

Cảnh báo

Chỉ dùng tài khoản root khi cần thiết và thoát ngay khi xong việc.Chỉ chia sẻ mật khẩu tài khoản root với người A) đáng tin cậy, và B) cần biết.