Phương pháp Cài đặt Linux: 13 Bước Tainghetrothinh

Linux là nền tàng của hàng nghìn hệ điều hành mã nguồn mở được thiết kế để thay thế cho Windows và Mac OS. Linux cho phép người dùng tải và cài đặt miễn phí trên mọi máy tính. Vì đây là nền tảng mã nguồn mở nên số lượng phiên bản hay bản phân phối có sẵn rất đa dạng và được phát triển bởi nhiều tổ chức khác nhau. Hãy tiến hành theo những chỉ dẫn cơ bản dưới đây để cài đặt tất cả phiên bản Linux, đặc biệt là một vài bản phân phối phổ biến nhất.

những bước

Phương pháp số 1 Cài đặt mọi bản phân phối Linux

1Tải bản phân phối Linux mà bạn chọn về. Nếu bạn mới làm quen với Linux, hãy cân nhắc chọn bản phân phối nhẹ và dễ dùng như Ubuntu hoặc Linux Mint. Bản phân phối Linux (tên gọi khác là “distro”) thường có sẵn dưới định dạng ISO và miễn phí để tải về. Bạn có thể tìm thấy tập tin ISO của bản phân phối mà bạn chọn trên website của nhà phát triển. Định dạng này cần được ghi sang đĩa CD hoặc USB thì mới có thể dùng để cài đặt Linux. Quá trình này sẽ tạo ra đĩa Live CD hoặc Live USB. Live CD hoặc Live USB là đĩa mà bạn có thể dùng làm điểm khởi động, thường chứa bản xem trước của phiên bản hệ điều hành và chạy trực tiếp ngay trên CD/USB.Bạn có thể cài đặt chương trình ghi ảnh đĩa hoặc dùng công cụ ghi được tích hợp sẵn trên Windows 7, 8 hoặc Mac OS X. Pen Drive Linux và UNetBootin là hai công cụ phổ biến để ghi tập tin ISO vào USB.2Khởi động từ Live CD hoặc Live USB. Hầu hết máy tính được thiết lập để khởi động từ ổ cứng trước, điều này có nghĩa là bạn cần thay đổi một vài cài đặt để khởi động từ đĩa CD hoặc USB vừa mới ghi. Bắt đầu bằng cách khởi động lại máy tính. Sau khi máy tính khởi động lại, nhấn phím chức năng để truy cập trình đơn khởi động. Phím dành cho hệ thống này sẽ hiển thị trên cùng màn hình có biểu tượng của nhà sản xuất. Những phím thường thấy bao gồm F12, F2 hoặc Del. Người dùng Windows 8 sẽ nhấn phím Shift đồng thời nhấp vào restart. Bảng Advanced Startup Options (Tùy chỉnh khởi động nâng cao) sẽ được nạp và bạn có thể khởi động từ CD tại đây.Người dùng Windows 10 cần đi đến phần khởi động nâng cao trong cài đặt và nhấp vào “Restart Now” (Khởi động lại ngay bây giờ).Nếu máy tính không cho phép bạn truy cập trực tiếp vào trình đơn khởi động từ màn hình nhanh của nhà sản xuất thì có khả năng bảng điều khiển này bị ẩn trong BIOS. Bạn có thể truy cập menu BIOS bằng cách tương tự mà bạn dùng để mở trình đơn khởi động. Trên màn hình nhanh của nhà sản xuất, phím chức năng sẽ hiển thị ở góc dưới bên trái/phải.Sau khi đi đến trình đơn khởi động, chọn đĩa live CD hoặc USB. Khi thay đổi thiết lập xong, lưu và thoát trình đơn khởi động/BIOS. Máy tính sẽ tiếp tục quá trình khởi động.3Kiểm tra thử bản phân phối Linux trước khi cài đặt. Hầu hết những đĩa Live CD và USB có thể khởi chạy “môi trường hoạt động” cho phép bạn kiểm tra thử phiên bản trước khi tiến hành chuyển đổi. Tuy không cho phép tạo tập tin, nhưng bạn có thể điều hướng xung quanh giao diện và quyết định xem bản phân phối này có phù hợp với mình hay không. 4Bắt đầu quá trình cài đặt. Trong lúc kiểm tra thử bản phân phối, bạn có thể khởi chạy quá trình cài đặt từ ứng dụng trên màn hình desktop. Nếu bạn cảm thấy không cần phải kiểm tra thì có thể bắt đầu quá trình cài đặt từ trình đơn khởi động. Bạn sẽ được yêu cầu định cấu hình một vài thiết lập cơ bản như ngôn ngữ, bố cục bàn phím và múi giờ.5Tạo tên người dùng và mật khẩu. Bạn sẽ cần tạo thông tin dành cho việc cài đặt Linux. Mật khẩu sẽ được dùng để đăng nhập tài khoản và thực hiện tác vụ của quản trị viên. 6Thiết lập phân vùng. Nếu bạn dự định khởi động Linux song song với hệ điều hành khác thì cần cài đặt Linux vào phân vùng riêng tách biệt. Phân vùng là một phần chia của ổ đĩa cứng được định dạng riêng dành cho hệ điều hành nào đó. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu như không định tiến hành khởi động kép. Bản phân phối như Ubuntu sẽ tự động cài phân vùng khuyến nghị. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lại bằng tay. Hầu hết những quá trình cài đặt Linux đều yêu cầu dung lượng tối thiểu là 20 GB, vì thế bạn cần chắc chắn rằng mình chuẩn bị đủ không gian cho hệ điều hành cùng với những chương trình/tập tin khác mà bạn có thể sẽ cài đặt hoặc tạo.Nếu quá trình cài đặt không tự động chọn phân vùng, hãy đảm bảo rằng phân vùng mà bạn tạo được định dạng là Ext4. Nếu bản sao Linux mà bạn đang cài đặt là hệ điều hành duy nhất trên máy tính thì có thể bạn cần tự thiết lập kích thước phân vùng bằng tay.7Khởi động vào Linux. Sau khi cài đặt xong, máy tính sẽ khởi động lại. Màn hình mới hiện ra khi máy tính khởi động có tên là “GNU GRUB”. Đây là trình nạp khởi động xử lý quá trình cài đặt Linux. Chọn bản phân phối Linux mới từ trong danh sách trên màn hình. Nếu máy tính chỉ có một hệ điều hành thì màn hình này có thể sẽ không hiển thị. Nếu máy tính có hai hệ điều hành mà màn hình này không tự hiện ra, bạn có thể chủ động mở bằng cách nhấn phím Shift trên màn hình nhanh của nhà sản xuất. Nếu bạn cài đặt nhiều bản phân phối trên máy tính thì tất cả sẽ được liệt kê tại đây.8Kiểm tra phần cứng. Hầu hết phần cứng đều hoạt động tốt với những bản phân phối Linux, nhưng bạn cũng cần tải thêm một vài trình điều khiển (driver) để mọi thứ vận hành ổn định. một vài phần cứng yêu cầu driver độc quyền để hoạt động đúng cách trên Linux. Vấn đề này rất dễ bắt gặp với card đồ họa. Thường thì trình điều khiển mã nguồn mở sẽ hoạt động, nhưng nếu muốn tận dụng tối đa khả năng của card đồ họa thì bạn nên tải driver độc quyền từ nhà sản xuất.Trên Ubuntu, bạn có thể tải driver độc quyền thông qua trình đơn System Settings (Cài đặt hệ thống). Nhấp vào tùy chọn Additional Drivers (Trình điều khiển bổ sung) và chọn driver đồ họa từ trong danh sách. Những bản phân phối khác sẽ có phương pháp cụ thể để bổ sung driver.Bạn cũng có thể tìm trình điều khiển khác, chẳng hạn như driver Wi-Fi, từ trong danh sách này.9Bắt đầu dùng Linux. Sau khi cài đặt xong và chắc chắn rằng phần cứng hoạt động ổn định thì bạn có thể bắt đầu dùng Linux. Hầu hết n
hững bản phân phối đều được cài đặt sẵn nhiều chương trình phổ biến khác nhau, bạn cũng có thể tải thêm từ kho lưu trữ tập tin tương ứng

Phương pháp số 2 Cài đặt bản phân phối Linux cụ thể

1Cài đặt Ubuntu. Ubuntu là một trong những bản phân phối có sẵn phổ biến nhất. Có hai bản phát hành: dài hạn và ngắn hạn với những tính năng mới nhất. Phiên bản dài hạn hỗ trợ nhiều phần mềm hơn. 2Cài đặt Fedora. Fedora cũng là một bản phân phối rất phổ biến. Fedora được dùng rộng rãi trong hệ thống doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. 3Cài đặt Debian. Debian là bản phân phối dành cho người hâm mộ Linux. Đây được xem là một trong những phiên bản Linux ít lỗi nhất. Debian cũng có sẵn rất nhiều gói phần mềm. 4Cài đặt Linux Mint. Linux Mint là một trong những bản phân phối sẵn có mới nhất và đang trở nên phổ biến rất nhanh. Tuy được xây dựng dựa trên hệ thống Ubuntu nhưng Linux Mint có nhiều sự tinh chỉnh (tweak) dựa trên phản hồi của người dùng

Lời khuyên

Bạn nên kết nối internet cho máy tính theo cách vật lý trong khi cài đặt.Hãy kiên nhẫn; một vài bước sẽ mất khá nhiều thời gian.

Cảnh báo

Nếu bạn không chọn phân vùng ổ cứng và khởi động kép thì toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa.Hệ điều hành cũ cũng như toàn bộ dữ liệu trên máy tính có thể bị mất! Hãy thận trọng.