Nếu muốn chuyển đổi ảnh đồ họa raster (bitmap) sang vector trên Inkscape, bạn cần đi nét (hay còn gọi là đồ lại) ảnh. May mắn là Inkscape có tích hợp công cụ đi nét tự động nên sẽ không đòi hỏi bạn phải có tay nghề vững hay khối thời gian khổng lồ. Để kiểm soát những nét mà bạn đi một cách chi tiết hơn, bạn có thể dùng những công cụ vẽ được tích hợp sẵn của Inkscape để đồ bằng tay. Không quan trọng bạn chọn cách gì, Inkscape cũng sẽ giúp cho quá trình “vector hóa” ảnh bitmap trở nên đơn giản hơn.
những bước
Phương pháp số 1 Đi nét tự động
1Nhập ảnh. Nhấp vào “File” (Tập tin) trong thanh trình đơn, sau đó chọn “Import” (Nhập). 2Mở công cụ đi nét. Để mở công cụ đi nét của Inkscape, bạn hãy nhấp vào “Path” (Đường nét) trong thanh trình đơn và chọn “Trace Bitmap” (Đồ lại ảnh bitmap). 3Chọn giữa đồ nhiều nét và đồ một nét. Chọn “single” nếu bạn muốn đồ một nét hoặc “multiple” để đi nhiều nét trùng nhau trên ảnh. những tùy chọn đồ một nét: Brightness cutoff (Cắt giảm độ sáng) dùng sắc độ của điểm ảnh (pixel) để quyết định nét vẽ nên là đen hay trắng. Thiết lập ngưỡng càng cao thì ảnh sẽ càng tối. Edge detection (Phát hiện cạnh) tạo nét dựa vào sự khác nhau giữa độ sáng của những điểm ảnh. Thiết lập ngưỡng sẽ quyết định độ tối của ảnh đầu ra. Xin nhắc lại, ngưỡng càng cao thì ảnh đầu ra sẽ càng tối.Color quantization (Lượng tử hóa màu) tạo nét dựa trên sự khác biệt về màu. Thiết lập “number of colors” sẽ cho bạn cơ hội để chỉ định số lượng màu sắc mong muốn (nếu có thể) trong ảnh đầu ra. Sau đó, một thuật toán sẽ được dùng để biến những màu trên lý thuyết đó thành đen hoặc trắng.những tùy chọn đồ nhiều nét: Brightness steps (những bước độ sáng) cho phép bạn chỉ định tổng số lần đồ lên. Colours (Màu sắc) dùng số trong khung “Scans” để xác định số lượng màu sắc cho ảnh đầu ra.Grays (Xám) cũng giống như màu sắc, nhưng có sắc thái dựa vào thang độ xám.Những tùy chọn bổ sung: Tùy chọn “Smooth” (Làm mịn) sẽ áp dụng bộ lọc Gaussian blur trước khi đồ, còn “Stack scans” sẽ loại bỏ những lỗ hổng trong độ bao phủ nét vẽ. Hãy tích vào “Remove background” để loại bỏ phông nền (thường có màu sáng nhất).những tùy chọn khác: “Suppress speckles” loại bỏ hết những đốm, bụi, méo mó hay bit không mong muốn khác. “Optimize paths” (Tối ưu hóa nét vẽ) hợp nhất những đường cong Bezier.4Nhấp vào “Update” (Cập nhật) để xem bản xem trước. Nếu nét vẽ quá đậm hay không đủ nổi bật thì có vẻ bạn đã chọn chế độ đồ lại không thích hợp với loại ảnh này. Inkscape khuyến nghị chúng ta nên dùng công cụ đi nét ba lần nhằm xác định lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân. 5Nhấp OK để tạo nét vẽ. Ảnh bitmap sẽ được giữ lại trong tập tin SVG. 6Chỉnh sửa và tinh chỉnh ảnh đầu ra: Nhấp vào nút “Edit paths by nodes” (Chỉnh sửa đường nét bằng những giao điểm) nằm bên trái (hoặc nhấn F2) để điều chỉnh những giao điểm và nét cong
Phương pháp số 2 Đi nét bằng tay
1Nhập ảnh. Nhấp vào “File” trong thanh trình đơn, sau đó chọn “Import”. 2Mở hộp thoại Layers (Lớp). Mặc dù về mặc kỹ thuật, việc đi nét trên lớp mới là không bắt buộc, nhưng việc này sẽ giúp bạn thấy được mình đang làm gì thông qua những tùy chọn điều chỉnh thiết lập độ trong suốt của ảnh (hoặc lớp đồ lại). Hãy nhấp vào “Layer” trong thanh trình đơn và chọn “Layers”. 3Thêm lớp mới. Nhấp vào dấu “+” để thêm lớp mới. Nhập tên cho lớp (chẳng hạn như “tracing layer”) và chuyển sang vị trí “Above current” (Phía trên lớp hiện tại). Nhấp vào “Add” để thêm. 4Chọn công cụ đi nét. Inkscape có sẵn nhiều công cụ phù hợp với những nhu cầu khác nhau. Nhấn phím F6 trên bàn phím (hoặc nhấp vào biểu tượng bút chì trong thanh trình đơn) để chọn công cụ pencil/freehand. Công cụ này sẽ cho phép bạn vẽ tự do ở bất cứ đâu trên ảnh. Nếu bạn đang dùng máy tính bảng, có tay nghề vững chắc hay ảnh không có nhiều chi tiết để đồ lại thì công cụ này khá thích hợp.Nhấn Shift+F6 đồng thời (hoặc nhấp vào biểu tượng cây bút trong trình đơn công cụ) để mở công cụ pen/Bezier. Công cụ này cho phép bạn tạo ra những nét ngắn, dễ thao tác. Nếu bạn có nhiều nét để đồ hay dùng chuột, công cụ này sẽ mang lại kết quả chi tiết nhất. Sau cùng, nhấp đúp vào cuối mỗi đường để kết thúc nét vẽ.5Bằng máy tính bảng hoặc chuột, tiến hành đi lại từng nét trong ảnh. Nếu chọn công cụ pen, bạn có thể dùng những nét ngắn thay vì một đường dài liên tục. Như vậy thì ảnh đồ họa sẽ dễ chỉnh sửa hơn vì bạn không phải vẽ đi vẽ lại nét dài nếu lỡ gây ra lỗi nhỏ vào phút cuối. Bạn có thể chuyển đổi giữa những lớp trong hộp thoại Layer. Chỉ cần nhấp đúp vào tên lớp cần được thao tác là bạn sẽ chuyển sang chế độ xem của lớp đó.Khi đi nét, bạn có thể kiểm soát việc ảnh bitmap mờ nhiều hoặc ít. Với lớp được chọn trong hộp thoại, bạn có thể di chuyển thanh trượt bên dưới tiêu đề “Opacity” (Độ mờ đục) để xem thiết lập nào là phù hợp nhất.6Mở công cụ “Edit Node” (Chỉnh sửa giao điểm). Trong trình đơn công cụ, hãy nhấp vào nút mũi tên thứ hai từ trên cùng xuống (mũi tên “edit”) để kích hoạt chế độ chỉnh sửa. Trong chế độ này, bạn sẽ có thể nhấp và kéo những giao điểm để tinh chỉnh. Nếu có quá nhiều giao điểm và khiến cho bạn mất thời gian để di chuyển chúng đúng vị trí, bạn có thể đơn giản hóa số lượng giao điểm. Thao tác này sẽ thay đổi đôi chút hình dạng của đường nét, nhưng mức độ không đáng kể. Hãy dùng tổ hợp phím Ctrl+L (⌘ Cmd+L trên Mac) để giảm số lượng giao điểm.7Xem lại bản đồ họa khi không có lớp dưới cùng. Để chắc chắn rằng bạn đã đồ tất cả đường nét mong muốn trong ảnh vector, hãy nhấp vào lớp đầu tiên (ảnh raster) và giảm độ mờ đục cho đến khi chỉ còn lại những nét mà bạn đã đồ. Nếu phát hiện ra mình bỏ sót nét nào, bạn có thể trở lại với công cụ lớp và tăng độ mờ đục để những nét mà bạn cần đồ hiện ra. 8Xóa lớp dưới cùng và lưu ảnh. Trong công cụ lớp, bạn nhấp vào lớp đầu tiên (lớp chứa ảnh gốc
) và xóa bằng cách nhấp vào biểu tượng dấu trừ. Để lưu lại bản đồ họa của bạn, hãy nhấp vào File và chọn Save As (Lưu thành)
Lời khuyên
Việc xóa phông nền khỏi ảnh bitmap trước khi chuyển đổi sang vector sẽ tăng chất lượng nét vẽ. những chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên dùng SIOX để xóa phông trên ảnh bitmap trước khi bắt đầu đi nét. Nhìn chung, ảnh bitmap với nhiều màu và gradient sẽ yêu cầu độ chính xác cao hơn so với những gì mà công cụ đi nét tự động có thể thực hiện.