Có phải bạn cảm thấy máy tính của mình chơi game không mượt mà như máy tính khác? Bạn có nghĩ thầm “Ước gì máy tính của mình có thể làm được như vậy?” mỗi khi thấy những ảnh chụp màn hình đẹp mắt. Thường thì những kết quả đó có sự tác động của card đồ họa (hay còn gọi là card video). Việc nâng cấp card đồ họa có thể khiến bạn đau đầu, đặc biệt là khi thị trường hiện nay cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn, nhưng bằng việc khoanh vùng giá và không ngại lăn xả với chiếc tuốc nơ vít, bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành việc lắp đặt card đồ họa mới cáu.
những bước
Phần 1Phần 1 Chọn card đồ họa
1Mở thùng máy. Để tìm card đồ họa cũ, xác định nguồn điện và lắp đặt card đồ họa mới, bạn cần mở thùng máy. Hầu hết thùng máy mới đều được trang bị ốc vít có tai vặn ở phía sau để bạn có thể dễ dàng tháo nắp thùng, nhưng có thể bạn vẫn cần tuốc nơ vít đầu nhỏ để vặn mở ốc vít trên thùng máy cũ. Bạn cần tháo dây cáp nguồn và toàn bộ thiết bị ngoại vi trước khi mở nắp thùng máy.Tháo nắp ở phía đối diện với bo mạch chủ. Ở phía sau thùng máy, bạn sẽ thấy một tấm bảng có nhiều cổng, bao gồm USB, Ethernet, cổng màn hình, v.v. Đây là bảng bo mạch chủ I/O và sẽ giúp bạn xác định vị trí của bo mạch chủ. Bạn có thể đặt thùng máy nằm ngang trên mặt này và mở nắp ở phía đối diện để dễ dàng nhìn thấy bo mạch chủ.2Đảm bảo nguồn điện vẫn hoạt động tốt. Card đồ họa mạnh cần nguồn điện cung cấp đủ điện năng cần thiết. Nếu bạn dùng nguồn điện cũ, hoặc máy tính có nhiều linh kiện khác cần điện năng, có thể nguồn điện sẽ không tạo ra đủ điện năng. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc việc nâng cấp nguồn điện khi nâng cấp card đồ họa. một vài trang web giúp bạn tính toán nguồn điện cần thiết bằng cách phân tích toàn bộ phần cứng hiện có hoặc sắp được lắp đặt thêm. Hãy tìm “power supply calculator” (công cụ tính nguồn điện) bằng công cụ tìm kiếm yêu thích của bạn.Nguồn điện của bạn cũng cần đầu kết nối PCI-E. Thường thì đây không phải là vấn đề nếu bạn dùng nguồn điện loại mới, nhưng nguồn điện được sản xuất từ hơn 10 năm trước có thể sẽ không tìm được đầu kết nối phù hợp.Điện năng tối đa được in trên nhãn dán trên nguồn điện. Có thể bạn phải tháo nguồn điện ra để thấy thông tin này.3Đảm bảo bo mạch chủ có hỗ trợ card đồ họa. Gần như mọi card đồ họa hiện nay đều là PCI-E, nên bạn cần đảm bảo máy tính có ít nhất một khe này. Khe gắn thẻ thường được đặt gần bộ vi xử lý trong hàng khe PCI. Nếu không thấy khe PCI-E, bạn cần lắp đặt bo mạch chủ mới khi muốn nâng cấp card đồ họa. Tham khảo tài liệu của bo mạch chủ để tìm sơ đồ lắp ráp. Việc này giúp bạn xác định vị trí những khe PCI-E.Việc lắp đặt bo mạch chủ mới đòi hỏi bạn cài đặt lại hệ điều hành.Lưu ý: Hầu hết laptop đều không cho phép bạn nâng cấp card đồ họa.4Đảm bảo card đồ họa vừa với khe cắm. Nhiều card đồ họa đời mới có kích thước lớn, và sẽ cần đến hai khe PCI của máy tính. Ngoài ra, chúng có thể khá cao và dài, nên bạn phải đảm bảo thùng máy có đủ khoảng trống chiều ngang và chiều dọc. Dùng thước đo khoảng trống chiều ngang và chiều dọc còn trong thùng máy. Gần như mọi loại card đồ họa đều liệt kê kích thước trong phần thông tin sản phẩm, giúp bạn đảm bảo chúng sẽ vừa vặn với thùng máy trước khi đặt mua.5Cân đối giữa giá thành và công năng. Card đồ họa có thể rất đắt. Phải nói là đắt một cách vô lý. Có lúc người dùng sẽ không nhận thêm lợi ích từ việc mua card đồ họa đắt tiền. Hãy tìm hiểu những ứng dụng cần dùng đến card đồ họa, rồi tìm loại tạo ra công năng cao nhất và phù hợp với túi tiền của bạn.Loại card đắt tiền thường dành cho những người muốn ép xung card đồ họa và người dùng muốn dùng cấu hình hai hoặc bốn card đồ họa.Tham khảo càng nhiều đánh giá càng tốt trước khi mua card đồ họa. Có rất nhiều nguồn trực tuyến giúp bạn tìm được sản phẩm tốt phù hợp với túi tiền. những trang như Tom’s Hardware sẽ đăng bảng so sánh xếp loại những card đồ họa hiện hành phổ biến nhất trong mọi khung giá, và đánh giá của khách hàng trên trang như Newegg giúp bạn biết thêm trải nghiệm người dùng đối với loại card đồ họa nào đó.Xem yêu cầu hệ thống dành cho game yêu thích của bạn. Hãy tìm hiểu loại card đồ họa mà bạn nên dùng để có thể chơi game yêu thích của mình một cách mượt mà, và đừng quên cân nhắc nhu cầu cho những game khác trong tương lai.6Tìm card đồ họa phù hợp với nhu cầu của bạn. Mỗi card đồ họa sẽ phù hợp nhất với một vài ứng dụng, nhưng hầu hết card đồ họa đều phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Sau đây là một card đồ họa phổ biến tính từ năm 2015: AMD Radeon R9 290X – Đây là card đồ họa tốt toàn diện có thể chạy hầu hết game ở chế độ Ultra (Siêu cao) mà không gặp sự cố. Bạn thường mua được loại này với giá khoảng 300 đô la Mỹ (khoảng 7 triệu đồng). Loại có chức năng tương tự là Nvidia GeForce GTX 970 với giá cao hơn 50 đô la Mỹ (khoảng 1,2 triệu đồng), nhưng tiêu hao ít điện năng hơn.AMD Radeon R7 260X – Đây là loại card đồ họa giá thành thấp có thể vận hành hầu hết game ở chế độ từ Medium (Vừa) đến High (Cao). Bạn có thể “tậu” card đồ họa này với giá thấp hơn 120 đô la Mỹ (khoảng 2,8 triệu đồng). Loại có chức năng tương tự là Nvidia GeForce GTX 750 Ti với giá cao hơn 30 đô la Mỹ (khoảng 700 nghìn đồng), nhưng tiêu hao ít điện năng hơn và không cần đầu kết nối nguồn PCIe (phù hợp với máy tính có nguồn điện thấp).Nvidia GTX 980 – Đây là một trong những loại card đồ họa cao cấp tốt nhất ở thời điểm hiện tại có thể vận hành hầu hết mọi nội dung có độ phân giải từ 1440p. Giá thành của loại card đồ họa này vào khoảng 550 đô la Mỹ (hơn 12,5 triệu đồng) cho dòng EVGA ACX 2.0 và 680 đô la Mỹ (hơn 15,6 triệu đồng) cho phiên bản Classified.Nếu bạn chú trọng phần thiết kế đồ họa, hãy tìm card đồ họa có dung lượng bộ nhớ lớn hơn, chẳng hạn như 3GB hoặc 4 GB. Lựa chọn này có giá cao hơn, nhưng sẽ tăng tốc độ kết xuất và mã hóa.7Tìm hiểu phần hỗ trợ hiển thị của thẻ. Khi công nghệ màn hình cải tiến, card đồ họa cũng có nhiều loại hơn. Có thể card đồ họa mới của bạn có hỗ trợ HD
MI, DVI, DisplayPort, VGA hoặc kết hợp những lựa chọn này. Hãy tìm hiểu xem máy tính của bạn dùng kết nối nào và chọn mua card đồ họa phù hợp. Để có chất lượng tốt nhất có thể, bạn cần kết nối thông qua HDMI hoặc DisplayPort.Nếu bạn muốn dùng nhiều màn hình, hãy đảm bảo card đồ họa có thể hỗ trợ nhiều màn hình với những cổng chất lượng cao. Chắc hẳn bạn không muốn kết nối một màn hình qua HDMI và màn hình còn lại qua VGA, vì màn hình VGA có độ phân giải thấp và trông rất tệ khi đặt cạnh màn hình có kết nối HDMI
Phần 2Phần 2 Lắp đặt card đồ họa
1Gỡ cài đặt những trình điều khiển cũ. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra lỗi và sự cố là sự không tương thích trình điều khiển. Trước khi lắp đặt card đồ họa mới, tốt hơn hết bạn nên gỡ cài đặt trình điều khiển mà Windows đang dùng cho phần đồ họa.Cách nhanh nhất để gỡ cài đặt trình điều khiển là mở Device Manager (Quản lý thiết bị) và gỡ cài đặt từ đây. Để mở Device Manager, bạn cần tìm kiếm bằng trình đơn Start hoặc ấn ⊞ Win+X và chọn từ trình đơn (chỉ dành cho Windows 8).Sau khi mở Device Manager, bạn sẽ mở rộng phần Display Adapters (Bộ chuyển đổi màn hình). Nhấp phải vào bộ chuyển đổi màn hình hiện tại và chọn Uninstall (Gỡ cài đặt). Hãy thực hiện theo chỉ dẫn để xóa trình điều khiển khỏi máy tính. Màn hình của bạn sẽ hiển thị chất lượng thấp, với biểu tượng to và chữ mờ. Đừng quên tắt nguồn máy tính sau khi gỡ cài đặt trình điều khiển.2Tự tiếp đất. Mỗi khi xử lý những linh kiện máy tính nhạy cảm, bạn phải luôn đảm bảo tiếp đất đúng cách. Sự phóng tĩnh điện có thể gây hư tổn hoặc phá hỏng linh kiện, khiến chúng trở nên vô dụng. Tốt hơn hết bạn nên đeo vòng chống tĩnh điện được gắn với phần kim loại trong thùng máy. Nếu không có phụ kiện này, bạn có thể tiếp đất bằng cách chạm tay vào vòi nước kim loại. Không đặt thùng máy đang mở trên thảm, và bạn sẽ đứng trên nền gạch bông hoặc sàn linoleum khi thực hiện những thao tác bên trong thùng máy.Đảm bảo máy tính đã được ngắt kết nối với nguồn điện trước khi bạn tiến hành xử lý thùng máy.3Tìm card đồ họa cũ. Bạn sẽ thấy card đồ họa cũ được gắn vào khe PCI-E hoặc AGP trên bo mạch chủ (loại card đồ họa AGP thường được tìm thấy trong máy tính cũ). Hầu hết card đồ họa cũ đều tương đối to, và có thể là loại to nhất trong thùng máy. Chúng thường được gắn thêm quạt và bộ tản nhiệt. Nếu máy tính được lắp linh kiện đồ họa tích hợp sẵn (màn hình được kết nối trực tiếp với bo mạch chủ), bạn không cần thực hiện bước gỡ card đồ họa.4Tháo card đồ họa hiện tại. Nếu muốn nâng cấp card đồ họa, bạn cần tháo card đồ họa cũ trước khi lắp cái mới. Hãy vặn mở ốc vít được dùng để giữ cố định card đồ họa trên phần bệ. Hầu hết card đồ họa đời mới đều có khóa ở bên dưới gần phía sau khe PCI và cần được gỡ để đẩy card đồ họa ra ngoài. Khi lấy card đồ họa ra, bạn cần kéo nó theo chiều hướng lên để không làm hỏng khe PCI.Đảm bảo bạn đã gỡ hết những gì được kết nối với card đồ họa cũ trước khi lấy nó ra.5Làm sạch bụi bẩn. Sẵn khi lấy card đồ họa ra, bạn có thể vệ sinh bụi bẩn tích tụ trong khe cắm. Dùng khí nén làm sạch bụi bẩn trong những kẽ hở quanh khe PCI. Bụi bẩn có thể tích tụ và khiến linh kiện bị nóng; vì vậy, việc vệ sinh thường xuyên sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ của máy tính. 6Lắp card đồ họa mới. Nhẹ nhàng lấy card đồ họa ra khỏi túi chống tĩnh điện, tránh chạm vào những tiếp điểm hoặc mạch điện. Gắn card đồ họa vào khe PCI-e trống và đẩy nhẹ ở phía trên đến khi card đồ họa vào đúng vị trí. Nếu khe PCI-E có kẹp cố định, bạn sẽ nghe tiếng tạch khi card đồ họa được lắp ngay ngắn vào khe.Có thể bạn cần gỡ bảng bên cạnh nếu card đồ họa có kích thước bằng hai bảng.Đảm bảo khe cắm không còn dây cáp hoặc linh kiện khác trước khi bạn gắn card đồ họa.7Giữ cố định card đồ họa. Dùng ốc vít của máy tính để cố định card đồ họa vào phần bệ. Nếu card đồ họa có kích thước to bằng hai bảng, bạn cần giữ cố định nó bằng hai ốc vít, với mỗi bệ một ốc vít. Đảm bảo card đồ họa được lắp ngay ngắn trước khi giữ cố định bằng ốc vít. 8Kết nối với nguồn điện. Hầu hết card đồ họa hiện đại đều có cổng kết nối nguồn điện được tích hợp sẵn ở phía trên mặt sau của card đồ họa. Bạn cần kết nối một hoặc hai đầu kết nối PCI-E từ nguồn điện, thường là cáp sáu chân. Nếu không được kết nối với nguồn điện, card đồ họa sẽ không hoạt động hiệu quả. Nhiều card đồ họa có sẵn bộ chuyển đổi có khả năng chuyển đầu kết nối hiện tại thành loại phù hợp với card đồ họa.9Đóng thùng máy. Sau khi card đồ họa đã được lắp đúng vị trí, giữ cố định và kết nối với nguồn điện, bạn có thể đóng thùng máy. Bạn nhớ kết nối màn hình với card đồ họa mới. Nếu bạn từng dùng card đồ họa tích hợp sẵn, màn hình có thể đã được kết nối với bo mạch chủ. Màn hình phải được kết nối với card đồ họa mới để dùng những tiện ích. Để có kết quả tốt nhất, hãy dùng HDMI hoặc DisplayPort để kết nối màn hình với card đồ họa. Nếu màn hình hoặc card đồ họa không hỗ trợ HDMI hay DisplayPort, bạn có thể dùng kết nối DVI hoặc VGA
Phần 3Phần 3 Cài đặt trình điều khiển và thử nghiệm
1Mở máy tính. Hệ điều hành sẽ nhận diện card đồ họa mới và điều chỉnh màn hình sao cho có thể dùng độ phân giải và độ sâu màu sắc tối ưu. Hãy chấp nhận những thay đổi và truy cập hệ điều hành. Nếu không thấy hình ảnh nào xuất hiện trên màn hình, bạn cần khắc phục sự cố cài đặt. Hãy kiểm tra để đảm bảo bạn đã lắp đặt và kết nối card đồ họa đúng cách.Hình ảnh hiển thị khác thường, không đều hoặc méo mó là dấu hiệu cho biết vấn đề với card đồ họa. Hãy kiểm tra xem card đồ họa đã được lắp đúng chưa trước khi bạn liên hệ nhà sản xuất.2dùng đĩa cài đặt trình điều khiển hoặc tải trình điều khiển. Nếu card đồ họa có kèm theo đĩa cài đặt trình điều khiển, bạn có thể cho đĩa vào máy tính và tiến hành cài đặt trình điều khiển. Nếu card đồ họa không có đĩa, hoặc bạn muốn dùng phiên bản trình điều
khiển mới nhất, bạn có thể tải trình điều khiển từ trang Nvidia hoặc AMD (tùy thuộc vào loại card đồ họa của bạn). 3Cài đặt trình điều khiển. Quá trình cài đặt thường diễn ra tự động, nhưng có thể bạn sẽ được hỏi về việc cài đặt thêm phần mềm quản lý card đồ họa. Phần mềm phụ trợ này không bắt buộc phải có, nhưng có thể giúp đảm bảo trình điều khiển luôn được cập nhật. Màn hình của bạn sẽ nhấp nháy và thiết lập lại trong quá trình cài đặt. Trình điều khiển trên đĩa thường đã lỗi lời vào thời điểm bạn đặt mua, nên bạn sẽ được yêu cầu cập nhật sau khi cài đặt.4Mở game. Chắc hẳn lý do khiến bạn mua card đồ họa này là để chơi những game mới nhất và “khủng” nhất. Vậy tại sao không thử nghiệm bằng cách mở game chứ? Trước khi chơi game, bạn nên xem trình đơn cài đặt Video của game. Hãy chuyển toàn bộ thiết lập sang chế độ cao nhất có thể và trải nghiệm game. Nếu bạn có thể chơi game mượt mà, vậy là mọi thứ đều ổn! Khi thiết lập độ phân giải, bạn phải luôn chọn mức độ phù hợp với độ phân giải của màn hình. Với hầu hết màn hình phẳng, độ phân giải là 1920×1080, nhưng màn hình đời mới hơn thường có độ phân giải cao hơn.Nếu game bị giật hoặc hiển thị kém, bạn có thể thử giảm từng thiết lập. Đừng lo lắng quá nhiều nếu card đồ họa không thể vận hành ở chế độ Ultra (Siêu cao); đôi khi không có card đồ họa nào phù hợp với một vài game!Phần hiển thị game không chỉ chịu tác động của card đồ họa. Bộ vi xử lý, RAM, và thậm chí tốc độ ổ cứng đều góp phần tạo nên phần hiển thị game
Lời khuyên
Hãy luôn thao tác chậm và cẩn thận khi thực hiện thao tác trong thùng máy. Để có độ chính xác cao nhất, chẳng hạn như khi bạn lấy card đồ họa ra, hãy đặt cánh tay sát vào cơ thể và thực hiện thao tác sao cho cánh tay di chuyển ngang qua phía trước cơ thể. Như vậy, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thao tác bằng cách dùng cơ ngực và cơ bụng cùng với cánh tay.Lưu ý rằng việc thay đổi card đồ họa của máy tính có thể ảnh hưởng đến điều khoản bảo hành. Với hầu hết máy tính, đặc biệt là loại tự lắp thì bạn không cần lo lắng về vấn đề này. Ngoài ra, bạn không thể thay đổi card đồ họa trong máy tính khác mà bạn đang dùng, chẳng hạn như máy tính ở trường hoặc công ty.