Phương pháp dùng Siri Tainghetrothinh

Đây là bài đăng chỉ dẫn bạn cách cài đặt và dùng Siri – trợ lý cá nhân của iPhone.

những bước

Phần 1Phần 1 Bật Siri

1Đảm bảo iPhone của bạn có hỗ trợ Siri. Tất cả iPhone từ dòng 4S trở lên đều hỗ trợ Siri. Từ tháng 3 năm 2017, iPhone 4S là điện thoại duy nhất không dùng hệ điều hành iOS 10 nhưng vẫn hỗ trợ Siri.2Mở Settings (Cài đặt). Đây là ứng dụng có biểu tượng bánh răng màu xám, thường hiển thị trên màn hình chính. 3Vuốt xuống bên dưới màn hình và chọn Siri & Search (Siri và Tìm kiếm). Lựa chọn này hiển thị bên dưới thẻ General (Cài đặt chung). 4Đẩy thanh trượt tại lựa chọn Listen for “Hey Siri” (Lắng nghe “Hey Siri”) hoặc Press Home for Siri (Nhấn Home để bật Siri) sang vị trí “On” (Bật). Bạn sẽ đẩy một trong hai hoặc cả hai lựa chọn này sang vị trí “On” tùy theo cách bạn muốn dùng Siri. Bạn cũng có thể bật Siri trong khi điện thoại đã bị khóa bằng cách đẩy thanh trượt Allow Siri When Locked (Cho phép Siri khi bị khóa) sang vị trí “On”.Bạn sẽ thấy một cửa sổ hiển thị ở bên dưới trang khi Siri được bật.5Chạm vào Enable Siri (Bật Siri). Đây là lựa chọn trong cửa sổ đang hiển thị. 6Thay đổi thiết lập của Siri. Bạn có thể dùng những lựa chọn sau trên trang này: Access When Locked (Truy cập khi bị khóa) hoặc Access on Lock Screen (Truy cập trên màn hình khóa) – Đẩy thanh trượt này sang vị trí “On” (bên phải) để cho phép Siri phản hồi khi điện thoại của bạn bị khóa.Allow “Hey Siri” (Cho phép “Hey Siri) – Việc đẩy thanh trượt sang vị trí “On” (bên phải) sẽ yêu cầu bạn cài đặt “Hey Siri” – quy trình cho phép bạn nói to “Hey Siri” để kích hoạt cho Siri.Language (Ngôn ngữ) – Chọn ngôn ngữ mà bạn muốn Siri dùng.Siri Voice (Giọng nói của Siri) – Chọn ngữ điệu hoặc giới tính cho giọng của Siri.Voice Feedback (Phản hồi bằng giọng nói) – Đây là thiết lập cho bạn chọn khi nào thì Siri sẽ phản hồi to bằng giọng nói. Việc chọn Always (Luôn luôn) có nghĩa là Siri sẽ nói to kể cả khi iPhone đang ở chế độ yên lặng, còn Control with Ring Switch (Điều khiển bằng công tắc chuông) để bạn tắt tiếng của Siri bằng nút Mute (Tắt tiếng).My Info (Thông tin của tôi) – Chọn một thông tin liên lạc để Siri có thể nhắc đến trong lúc phản hồi. Đa phần thì người đó sẽ là bạn; vì vậy, hãy chạm vào tên của bạn trong danh sách.App Support (Hỗ trợ ứng dụng) – Cho phép bạn chọn những ứng dụng không thuộc Apple mà Siri có thể dùng. Bạn có thể xem danh sách những ứng dụng này bằng cách mở Siri và chạm vào ? ở bên dưới góc trái màn hình

Phần 2Phần 2 Kích hoạt Siri

1Ấn và giữ nút Home của iPhone. Đây là nút tròn ở bên dưới màn hình điện thoại. Thao tác này làm trình đơn Siri xuất hiện sau khoảng vài giây; Siri sẽ hiển thị ở chế độ “nghe” và chờ yêu cầu của bạn. Nếu iPhone dùng AssistiveTouch (nút Home ảo) vì nút Home bị hỏng, bạn sẽ chạm vào ô AssistiveTouch trên màn hình và chọn Siri (hoặc ấn và giữ biểu tượng Home).Bạn cũng có thể nói to “Hey Siri” nếu đã bật chức năng “Hey Siri”.2Chờ đoạn màu cầu vồng xuất hiện ở bên dưới màn hình. Khi thấy đoạn màu sắc hiển thị, bạn cứ thoải mái nói với Siri. 3Hỏi hoặc nói điều gì đó với Siri. Mặc dù Siri có thể xử lý hầu hết những yêu cầu liên quan đến iOS (chẳng hạn như gọi cho một người bạn), nhưng Siri sẽ phải tìm thông tin trên internet để trả lời những câu hỏi phức tạp hơn. 4Chạm vào ?. Đây là nút ở bên dưới góc trái màn hình Siri. Thao tác này cho bạn thấy danh sách những ứng dụng mà Siri có thể liên kết và phần chỉ dẫn dùng ngắn gọn. 5Ấn nút Home một lần nữa. Bạn sẽ thực hiện việc này để tắt Siri. Bạn cũng có thể nói “Goodbye” (Tạm biệt) nếu Siri vẫn đang ở chế độ nghe

Phần 3Phần 3 Gọi, nhắn tin và gửi email cho những người trong danh bạ

1Kích hoạt Siri. Thao tác này sẽ mở Siri ở chế độ nghe. 2Nói “Call [Name]” (Gọi [tên]) để thực hiện cuộc gọi. Nếu bạn nói rõ tên của một người trong danh bạ iPhone, Siri sẽ gọi cho người đó ngay. Nếu danh bạ của bạn có nhiều tên giống nhau, Siri sẽ yêu cầu bạn chọn một người. Bạn có thể nói tên đó cho Siri biết hoặc chạm vào tên của người cần gọi để thực hiện cuộc gọi.3Nói “FaceTime [Name]” (Facetime [tên]) để thực hiện cuộc gọi FaceTime. Thao tác này cũng tương tự như khi bạn thực hiện cuộc gọi; nếu bạn nói tên liên lạc và Siri cảm thấy bối rối, bạn sẽ được yêu cầu xác nhận tên của người mà mình muốn gọi. Nếu người mà bạn muốn liên lạc không dùng iPhone, cuộc gọi FaceTime vẫn sẽ bắt đầu và nhanh chóng kết thúc.4Nói “Tell [Name]” (Nói [tên]) theo sau đó là một tin nhắn. Khi thực hiện việc này, bạn nhớ nói chính xác nội dung tin nhắn sau khi nói tên của người cần liên lạc. Ví dụ, nếu bạn muốn chúc một người bạn mau khỏi bệnh, hãy nói “”Tell Nam I hope you`re feeling better” (Nói với Nam là tớ mong cậu mau khỏe). Như vậy, Siri sẽ tạo ra tin nhắn với nội dung “I hope you`re feeling better” (Tớ mong cậu mau khỏe).5Nói “Yes” sau khi Siri đọc to tin nhắn của bạn. Đây là thao tác gửi tin nhắn. Bạn cũng có thể xem lại tin nhắn và kiểm tra chính tả trước khi nói “Yes”, hoặc bạn có thể chạm vào Send (Gửi).6Nói “Send an email to [Name]” (Gửi email đến [tên]). Siri sẽ điền tên người liên lạc vào trường “To” (Đến) của email mới và yêu cầu bạn trả lời những câu hỏi sau: What`s the subject of your email? (Tiêu đề của email là gì?) – Hãy nói cho Siri biết tiêu đề mà bạn muốn đặt cho email.What would you like it to say? (Bạn muốn viết gì trong email?) – Đây là lúc bạn cho Siri biết nội dung của email.Are you ready to send it? (Bạn đã sẵn sàng để gửi email chưa?) – Siri sẽ nói điều này sau khi đọc to nội dung email. Hãy nói Yes để gửi email, hoặc No để yêu cầu Siri tạm hoãn

Phần 4Phần 4 Thực hiện những nhiệm vụ khác

1Yêu cầu Siri tìm kiếm trên Internet. Hãy nói “Search the web” (Tìm kiếm trang web) theo sau đó là từ khóa cần tìm. Siri sẽ tìm kiếm chủ đề này và cho bạn xem danh sách nhữ
ng trang web liên quan. 2Yêu cầu Siri đặt lịch họp. Bạn chỉ cần nói “Set up meeting at noon tomorrow” (Đặt lịch họp vào trưa mai). Siri sẽ nói “OK, I set up your meeting for tomorrow. Are you ready for me to schedule it?” (Vâng, tôi sẽ đặt lịch họp cho bạn vào ngày mai. Bạn có sẵn sàng để tôi lên lịch chưa?). Màn hình sẽ cho bạn thấy phần lịch với thông tin ngày và giờ chính xác. Nếu có cuộc họp nào đó đã được lên lịch trước, Siri sẽ thông báo ngay với bạn. Xác nhận bằng câu trả lời khẳng định hoặc chọn Confirm (Xác nhận).3Yêu cầu Siri nhắc bạn điều gì đó. Chẳng hạn như bạn sẽ nói “Remind me to call An” (Nhắc tôi gọi cho An nhé). Siri sẽ hỏi thêm: “When would you like me to remind you?” (Bạn muốn tôi nhắc vào lúc nào?). Bây giờ bạn cần cho Siri biết thời điểm nhận lời nhắc nhở, chẳng hạn như “at ten a.m. tomorrow” (vào 10 giờ sáng mai), rồi đưa ra câu trả lời khẳng định (hoặc chạm vào Confirm (Xác nhận)) khi được hỏi bạn có muốn đặt lời nhắc không. 4Yêu cầu Siri kiểm tra thời tiết. Hãy nói “What`s the weather like today?” (Thời tiết hôm nay thế nào?). Màn hình sẽ hiển thị thông tin dự báo thời tiết tại địa phương. 5Yêu cầu Siri đặt báo thức. Bạn có thể nói “Wake me up tomorrow at 6 a.m.” (Đánh thức tôi vào lúc 6 giờ sáng mai). Siri sẽ xác nhận yêu cầu bằng cách nói đã đặt báo thức vào thời điểm mà bạn yêu cầu. 6Yêu cầu Siri viết ghi chú. Hãy nói “Note that I worked for ten hours today” (Ghi chú là hôm nay tôi đã làm việc 10 tiếng). Màn hình sẽ cho bạn xem ghi chú với nội dung mà bạn yêu cầu. 7Yêu cầu Siri cung cấp thông tin. Bạn có thể hỏi “How many cups are in a gallon?” (Một gallon bằng bao nhiêu cốc?). Siri sẽ tìm thông tin và báo cáo kết quả cho bạn. 8Yêu cầu Siri phát một bài hát. Hãy nói “Play [Song Name]” (Phát [tên bài hát]) và Siri sẽ phát bài hát đó. Lưu ý, bài hát đó phải có trong iPhone của bạn thì Siri mới có thể mở nhạc được.9Yêu cầu Siri tìm ghi chú, tin nhắn hoặc danh bạ. Bạn sẽ nói “Find [this message]” (Tìm [nội dung cần tìm]) để Siri tìm kiếm danh bạ hoặc tập tin phù hợp trên điện thoại của bạn

Phần 5Phần 5 Tận dụng những chức năng khác của Siri

1Tạo những mối liên hệ cá nhân. Nếu bạn nói “[name in your Contacts] is my [relationship to you]” ([tên trong danh bạ] là [mối quan hệ với bạn] của tôi), Siri sẽ ghi nhớ người ấy với chức danh đó. Ví dụ, việc nói “Mai is my mom” (Mai là mẹ của tôi) sẽ cho phép bạn gọi cho mẹ bằng cách yêu cầu Siri “Call my mom” (Gọi cho mẹ tôi) khi bạn muốn thực hiện cuộc gọi.Bạn có thể thực hiện điều tương tự với địa điểm (chẳng hạn như nói “[name] is my favorite restaurant” ([tên] là nhà hàng yêu thích của tôi)) và tổ chức, miễn là số điện thoại hoặc thông tin khác của họ được lưu trong danh bạ của bạn.Thậm chí bạn còn có thể yêu cầu Siri gọi bạn bằng biệt danh. Hãy nói “Call me [name]” (Gọi tôi là [tên]) để dạy Siri gọi bạn bằng tên khác.2Sửa lỗi của Siri. Nếu Siri hiểu lầm điều bạn nói, bạn có thể chạm vào tap to edit (chạm để chỉnh sửa) bên dưới yêu cầu bị hiểu sai và gõ lại nội dung. Bạn mất một ít thời gian gõ lại, nhưng Siri sẽ rút kinh nghiệm và hiểu ý của bạn hơn vào lần sau. 3Yêu cầu Siri kể chuyện đùa. Để thư giãn, bạn có thể yêu cầu Siri hát một bài hoặc nói “knock knock” (cốc cốc). Bạn cũng có thể yêu cầu Siri gọi bạn theo cách khác, chẳng hạn như “your highness” (điện hạ) và đặt một vài câu hỏi để tìm hiểu Siri. Người dùng iPhone đã tìm ra nhiều điều hài hước để hỏi Siri.4Yêu cầu Siri tung đồng xu. Nếu không có sẵn đồng xu, bạn có thể yêu cầu Siri tung đồng xu để bạn nhận được câu trả lời ngẫu nhiên là “heads” (ngửa) hoặc “tails” (sấp).5Yêu cầu Siri bật/tắt chức năng nào đó. Để bật/tắt đèn pin, Bluetooth hoặc chức năng khác, bạn chỉ cần ra lệnh cho Siri.6Nói “What can I say?” (Tôi có thể nói gì?) để xem danh sách những yêu cầu khác mà Siri có thể thực hiện

Phần 6Phần 6 dùng Dictation (Đọc chính tả)

1Bật Dictation. Bạn cần bật Dictation trước khi dùng. Tương tự như Siri, Dictation nhận diện lời nói của bạn, cho phép bạn nhập nội dung bằng lời nói. Dictation sẽ gửi lời nói của bạn đến máy chủ của Apple để thông tin được nhận diện và xử lý.Mở Settings (Cài đặt) của iPhone.Chọn General (Cài đặt chung).Chọn Keyboard (Bàn phím)Đẩy thanh trượt Enable Dictation (Bật đọc chính tả) sang vị trí “On” (Bật).2Mở ứng dụng cho phép bạn nhập văn bản. Bạn có thể dùng Dictation tại bất kỳ đâu có thể dùng bàn phím. Hãy mở ứng dụng cho phép bạn nhập văn bản để bàn phím xuất hiện trên màn hình.3Chạm vào nút Dictation bên cạnh phím cách. Đây là nút có biểu tượng micro. Thao tác này sẽ bắt đầu quy trình đọc chính tả. 4Nói những gì bạn muốn nhập bằng giọng rõ ràng, dễ nghe. Hãy nói rõ lời và đừng cố nói nhanh. Bạn không cần dừng lại sau từng từ, nhưng tránh nói những từ dính vào nhau. 5Nói dấu chấm câu. Dictation sẽ xuất nội dung mà bạn nói thành một câu, trừ khi bạn thêm dấu chấm câu. Để thêm dấu chấm câu, bạn phải nói rõ dấu câu cần dùng. Ví dụ, để viết “Hi there!” (Xin chào!), bạn sẽ nói “Hi there exclamation” (Xin chào dấu chấm than). Sau đây là vài dấu chấm câu phổ biến.. – “period” hoặc “full stop”, – “comma””[…]” – “quote” và “end quote”` – “apostrophe”? – “question mark”! – “exclamation” hoặc “exclamation point”( and ) – “left paren” và “right paren”6Bắt đầu một dòng hoặc đoạn mới. Dictation sẽ tự động cách và viết hoa chữ cái đầu tiên trong câu mới sau dấu chấm câu, nhưng bạn cần nói rõ thời điểm bạn muốn bắt đầu dòng mới hoặc tạo đoạn mới. Hãy nói “new line” để bắt đầu dòng mới trong văn bản hoặc nói “new paragraph” để bắt đầu đoạn mới. 7Bật/tắt chế độ viết hoa. Bạn có thể dùng lệnh đọc chính tả để thay đổi cách viết hoa trong khi nhập nội dung: Nói “cap” để viết hoa chữ cái đầu tiên của từ tiếp theo. Ví dụ, “I love cap mom” sẽ trở thành “I love Mom” (Tôi yêu Mẹ).Nói “caps on” và “caps off” để viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong một câu. Tuy nhiên, mạo từ sẽ không được viết hoa. Ví dụ, “caps on can I get the recipe caps off” sẽ trở thành “Can I Get the Recipe” (Tôi Có Thể Lấy Công Thức Không)Nói “all caps” để mọi chữ cái trong từ tiế
p theo đều được viết hoa. Ví dụ, “I all caps hate bugs” sẽ trở thành “I HATE bugs” (Tôi GHÉT sâu bọ)