Máy in mạng hay máy in dùng chung trong mạng là máy in kết nối với một mạng máy tính và có thể được truy cập từ nhiều máy tính khác nhau. Nó sẽ hữu dụng trong trường hợp bạn có nhiều hơn một máy tính ở nhà hay doanh nghiệp nhưng lại không muốn trang bị máy in riêng cho từng máy tính. Có một vài cách cài đặt máy in mạng, tùy vào khả năng của máy in và loại máy tính được nối mạng.
những bước
Phương pháp số 1 Cài đặt máy in độc lập
1Nối mạng máy in. Quá trình này không đồng nhất giữa những máy in. Những máy in hiện đại nhất có thể nối mạng qua Wi-Fi. một vài máy có thể được kết nối qua cáp Ethernet. Tuy nhiên, để làm được điều đó, chúng phải được đặt ở vị trí đủ gần với bộ định tuyến. Nếu máy in có thể kết nối qua Wi-Fi, nhìn chung bạn có thể nối mạng bằng cách dùng màn hình trình đơn dựng sẵn. Hãy tham khảo tài liệu của máy in hoặc tìm dòng máy trên mạng để có chỉ dẫn chính xác.Đảm bảo rằng máy in Wi-Fi được đặt gần với bộ định tuyến để tín hiệu nhận được đủ mạnh.2Kết nối máy in (Windows). Lúc này, khi máy in đã vào mạng, bạn có thể dùng tiện ích hỗ trợ “Add a Printer” (Thêm Máy in) của Windows để tự động cài đặt phần mềm cần thiết trên máy tính. Chuyển sang bước tiếp theo nếu đang dùng OS X. Nhấp chuột vào trình đơn Start (Bắt đầu) và chọn Control Panel (Bảng Điều khiển). Người dùng Windows 8 có thể nhấn ⊞ Win và gõ “control panel”.Chọn “Devices and Printers” (Thiết bị và Máy in) hoặc “View devices and printers” (Xem thiết bị và Máy in).Nhấn vào Add a printer (Thêm máy in) ở đầu cửa sổ.Chọn “Add a network, wireless or Bluetooth printer” (Thêm máy in mạng, không dây hoặc Bluetooth).Chọn máy in mạng từ danh sách và nhấn Next (Tiếp theo).Cài đặt trình điều khiển cần thiết khi được yêu cầu. Windows sẽ tìm và cài đúng trình điều khiển cho hầu hết máy in.3Kết nối máy in (Mac OS X). Lưu ý rằng khi kết nối máy in mạng trên OS X, máy in đó phải hỗ trợ AirPrint hay Bonjour. Hãy kiểm tra tài liệu kỹ thuật của máy in để chắc rằng nó đáp ứng những yêu cầu này. Tuy nhiên, nếu máy in không hỗ trợ, bạn vẫn có thể kết nối qua địa chỉ IP (Xem những bước xử lý sự cố ở cuối phần này).Nhấp chuột vào trình đơn Apple và chọn “System Preferences” (Tùy chọn Hệ thống).Nhấp vào tùy chọn “Print & Scan” (In & Scan).Nhấp và giữ nút “+” ở cuối danh sách máy in.Chọn máy in bạn muốn thêm vào từ trình đơn vừa xuất hiện. Nếu nó không được liệt kê ở đây, hãy tham khảo những bước xử lý sự cố ở cuối phần này.Nhấp vào nút Download & Install (Tải & Cài đặt) khi được yêu cầu. OS X có phần mềm cần thiết cho nhiều máy in và đồng thời cũng cung cấp những bản tải về cho những máy in không được dựng sẵn. Nhấp chuột vào nút này để cho phép OS X tải trình điều khiển cần thiết từ Apple.4Gửi lệnh in đến máy in mạng. Khi đã thêm máy in vào hệ điều hành, bạn có thể gửi lệnh in đến nó như cách mà bạn vẫn làm với máy in được kết nối trực tiếp với máy tính. Ta chỉ việc chọn máy in từ cửa sổ “Print” (In) của bất kỳ chương trình nào. Đảm bảo rằng máy in đang được bật và bạn đang vào cùng một mạng
Xử lý sự cố
1Tôi không thể tìm thấy máy in trong danh sách máy in mạng hiện có. một vài máy in đòi hỏi máy tính phải được cài đặt phần mềm máy in trước khi có thể kết nối với nó qua mạng. Nếu không thấy máy in mà bạn muốn kết nối, hãy thử cài đặt phần mềm đi kèm hoặc tải phần mềm cần thiết từ trang hỗ trợ của nhà sản xuất. 2Máy in của tôi chỉ hoạt động đôi chút rồi biến mất khỏi mạng. Đó có thể là do vấn đề với thiết lập Bonjour trên máy in. Hãy tham khảo chỉ dẫn cách kết nối máy in qua địa chỉ IP
Phương pháp số 2 Chia sẻ máy in trên Windows
1dùng HomeGroup (Nhóm Gia đình) để chia sẻ máy in giữa những máy tính dùng hệ điều hành Windows 7 và 8 trong mạng cục bộ của bạn. Nếu mạng tại nhà chỉ có máy tính dùng Windows 7 và 8, HomeGroup là cách dễ nhất để chia sẻ máy in với máy tính khác trong mạng. Hãy tham khảo bài chỉ dẫn chi tiết của chúng tôi về vấn đề này hoặc đọc tiếp nếu HomeGroup không áp dụng được cho trường hợp của bạn. 2Cài máy in trên máy tính chạy Windows mà bạn dự định sẽ chia sẻ máy in từ đó. Máy tính này phải đang mở để có thể in được. Do đó, bạn nên cài máy in ở máy tính được mở thường xuyên nhất. Hầu hết máy in sẽ tự động cài đặt khi bạn nối cáp USB vào máy tính. Hãy đọc thêm để biết cách cài đặt máy in USB nếu nó không tự động cài đặt.3Bật chế độ chia sẻ máy in trên Windows. Bạn sẽ phải bật chế độ chia sẻ để những máy tính khác trong mạng có thể kết nối với máy in vừa được cài đặt. Mở Control Panel và chọn “Network and Sharing Center” (Trung tâm Chia sẻ và Mạng) hay “Network and Internet” (Mạng và Internet).Nhấp vào đường dẫn “Change advanced sharing settings” (Thay đổi thiết lập chia sẻ nâng cao).Mở rộng thiết lập mạng “Private” (Riêng tư). Đây là những thiết lập dành cho mạng Home (Gia đình).Chọn tùy chọn “Turn on file and printer sharing” (Bật chia sẻ máy in và tập tin). Nhấn vào Save changes (Lưu thay đổi).4Chia sẻ máy in đã cài đặt. Giờ thì chế độ chia sẻ máy in đã được bật, và bạn có thể chọn máy in để chia sẻ. Mở Control Panel.Chọn “Devices and Printers” hay “View devices and printers”.Nhấp chuột phải vào máy in mà bạn định chia sẻ và chọn “Printer properties” (Đặc tính máy in). Đừng chọn “Properties” (Đặc tính).Nhấn vào thẻ Sharing (Chia sẻ), chọn hộp “Share this printer” (Chia sẻ máy in này) và nhấn Apply (Áp dụng).5Kết nối đến máy in được chia sẻ (Windows). Nếu bạn đang cố kết nối máy Mac đến máy in được chia sẻ, hãy chuyển đến bước tiếp theo. Đảm bảo rằng bạn đã bật và đăng nhập vào máy tính chia sẻ máy in.Mở Control Panel trên máy tính kết nối đến máy in được chia sẻ.Chọn “Devices and Printers” hay “View devices and printers”.Nhấn vào Add a printer ở phía trên của cửa sổ.Chọn “Add a network, wireless or Bluetooth printer”.Chọn máy in mạng từ danh sách và nhấn Next.Cài đặt trình điều khiển cần thiết khi được yêu cầu. Windows sẽ tìm và cài đặt đúng trình điều khiển cho hầu hết máy in.6Kết nối đến máy in được chia sẻ (Mac). Nếu đang dùng máy Mac, bạn có thể kết nối đến máy in được chia
sẻ từ một máy tính dùng hệ điều hành Windows. Đảm bảo rằng cả hai máy tính đều thuộc một nhóm làm việc.Cố tải trình điều khiển Mac dành cho máy in trước khi bắt đầu. Kiểm tra trang hỗ trợ của nhà sản xuất để xác định có trình điều khiển OS X dành cho máy in bạn đang muốn kết nối hay không. Nếu có, hãy tải chúng về. Nếu không tìm thấy gì, bạn cũng đừng lo lắng.Nhấp chuột vào trình đơn Apple và chọn “System Preferences”.Nhấp chuột vào tùy chọn “Print & Scan”.Nhấp vào nút “+” để thêm máy in mới.Chọn thẻ “Windows”.Chọn nhóm làm việc của bạn, tên máy tính chia sẻ máy in và máy in mà bạn muốn thêm.Nhấn vào trình đơn “Use” (dùng) và chọn “Other…” (Khác) nếu tải được trình điều khiển OS X. Tiếp đến, chọn trình điều khiển mà bạn đã tải. Trong trường hợp không tìm được trình điều khiển, nhấn vào “Select Printer Software…” (Chọn Phần mềm Máy in…) và tìm trong danh sách phần mềm tương thích. Nếu không tìm được phần mềm phù hợp nào, chọn “Generic PostScript Printer” (Máy in PostScript Chung).Thiết lập mọi tùy chọn cấu hình. Sau khi tải trình điều khiển, bạn có thể thiết lập mọi tùy chọn cấu hình mà máy in cho phép.7Gửi lệnh in đến máy in được chia sẻ. Khi đã cài đặt máy in trên hệ điều hành (Windows hoặc Mac), bạn có thể gửi lệnh in đến nó hệt như cách bạn làm với máy in được kết nối trực tiếp đến máy tính. Chỉ việc chọn máy in đó trong hộp thoại Print ở bất kỳ chương trình nào. Nếu máy in không xuất hiện, hãy chắc rằng nó đang được bật và bạn cũng đang bật và đăng nhập vào máy tính mà nó được kết nối
Xử lý sự cố
1Máy in của tôi hoạt động nhưng sau đó lại biến mất. Đó có thể là do vấn đề với thiết lập chia sẻ in của Windows. Nếu thường xuyên gặp phải vấn đề này, hãy thử kết nối máy in qua địa chỉ IP.
Phương pháp số 3 Chia sẻ máy in Mac
1Cài đặt máy in trên máy Mac sẽ chia sẻ. Máy tính phải được mở để có thể in. Do đó, bạn nên cài đặt máy in trên máy tính được mở thường xuyên nhất. Lưu ý rằng kết nối Mac đến máy in được chia sẻ từ máy tính chạy Windows sẽ dễ hơn là làm ngược lại. Nếu có cả hai loại máy tính này, bạn nên cân nhắc cài máy in trên máy tính chạy Windows và dùng phương pháp được trình bày ở phần trên.2Bật chế độ chia sẻ máy in trên máy Mac mà bạn đã cài máy in trên đó. Để máy Mac khác kết nối được đến máy in, bạn phải bật chế độ chia sẻ này.Nhấn vào trình đơn Apple và chọn “System Preferences”.Chọn tùy chọn “Sharing” (Chia sẻ).Chọn hộp “Printer Sharing” (Chia sẻ Máy in).3Chia sẻ máy in. Khi đã bật Printer Sharing, bạn có thể chọn máy in mà bạn muốn chia sẻ. Từ cửa sổ “Sharing”, chọn hộp kế bên máy in bạn muốn chia sẻ. Nếu có nhiều máy in, hãy chọn mọi máy in mà bạn muốn dùng được từ những máy tính khác. 4Thay đổi quyền truy cập (không bắt buộc). Sau khi chia sẻ máy in, bạn có thể chọn người được phép truy cập vào nó. Theo mặc định, bất kỳ ai trong mạng của bạn cũng có thể gửi lệnh in đến máy in này. Nếu muốn, bạn có thể giới hạn truy cập dựa vào tên người dùng. 5Kết nối đến máy in được chia sẻ (Mac). Lúc này, khi máy in đã được chia sẻ, bạn có thể kết nối đến nó từ những máy Mac khác. Nếu đang kết nối máy tính chạy Windows đến máy in được chia sẻ, hãy chuyển sang bước tiếp theo. Vào trình đơn Apple và chọn “System Preferences”.Nhấn vào tùy chọn “Print & Scan”.Nhấn giữ nút “+” ở cuối danh sách máy in.Chọn máy in bạn muốn thêm vào từ trình đơn vừa xuất hiện.6Kết nối đến máy in được chia sẻ (Windows). Nếu đang cố kết nối máy tính chạy Windows đến máy in được chia sẻ từ Mac, trên máy tính chạy Windows, bạn sẽ phải tải một vài phần mềm đặc biệt từ Apple. Tải phần mềm Bonjour Print Services. Bạn có thể tải trực tiếp từ Apple ở đây.Chạy chương trình cài đặt để cài đặt phần mềm Bonjour.Chạy “Bonjour Printer Wizard” (Tiện ích Hỗ trợ Máy in Bonjour). Nó sẽ xuất hiện sau khi bạn cài đặt xong.Chọn máy in mà bạn muốn kết nối. Để máy in xuất hiện, Mac và máy tính chạy Windows phải vào cùng mạng.Cài đặt phần mềm máy in khi được yêu cầu. Có thể bạn sẽ được yêu cầu chọn phần mềm cho máy in mới. Nếu máy in mà bạn muốn không được liệt kê trong danh sách, bạn sẽ phải tải đúng trình điều khiển từ trang hỗ trợ của nhà sản xuất.7Gửi lệnh in đến máy in được chia sẻ. Khi đã cài đặt máy in trên hệ điều hành (Windows hoặc Mac), bạn có thể gửi lệnh in đến nó như cách mà bạn vẫn làm với máy in được kết nối trực tiếp đến máy tính. Chỉ việc chọn nó trong hộp thoại Print ở bất kỳ chương trình nào. Nếu máy in không xuất hiện, hãy chắc là nó đã được bật và bạn đã bật cũng như đăng nhập vào máy tính mà nó được kết nối
Xử lý sự cố
1Tôi đã cài đặt Bonjour nhưng máy tính dùng hệ điều hành Windows của tôi không thể kết nối đến máy in Mac. Đó có thể là do tường lửa đã chặn cổng cần thiết. Hãy mở tường lửa (đó có thể là Tường lửa của Windows – Windows Firewall hoặc thiết lập tường lửa chương trình diệt vi-rút của bạn) và mở cổng UDP 5353.
Phương pháp số 4 Cài đặt máy in mạng qua địa chỉ IP
1Hiểu được lúc nào thì bạn sẽ phải dùng đến phương pháp này. Thường thì những thiết bị cũ hơn sẽ không phối hợp tốt với những thiết lập kết nối máy in qua mạng mới. Kết nối thông qua địa chỉ IP của máy in có khả năng tương thích cao nhất nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể truy cập vào bất kỳ tính năng phụ thêm nào của máy in. một vài trường hợp điển hình bao gồm: Nếu bạn đang cố nối mạng máy in cũ, có thể hệ điều hành sẽ không hỗ trợ chức năng thêm tự động cho máy in này.Nếu máy in được kết nối với Print Server (Máy chủ phục vụ in), bạn sẽ phải kết nối đến thiết bị này thay vì máy in.Nếu dùng phiên bản Windows hay OS X cũ, chẳng hạn như XP hay Snow Leopard, có thể bạn sẽ không thể thêm máy in mới một cách tự động.Nếu đang kết nối với máy in của trường, nhiều khả năng bạn sẽ phải dùng đến địa chỉ IP.2Kết nối máy in đến mạng của bạn. Bạn có thể cắm trực tiếp vào thiết bị chia mạng bằng cáp Ethernet, kết nối đến thiết bị print server đã được vào mạng hoặc dùng bộ tiếp hợp không dây dựng sẵn trong máy in. 3Lấy địa
chỉ IP của máy in. Có vài Phương pháp làm điều đó. Nếu máy in có màn hình hiển thị, có lẽ bạn sẽ thấy được địa chỉ IP của nó trên trình đơn Settings (Cài đặt) hoặc Networking (Nối mạng).Hầu hết máy in đều hiển thị địa chỉ IP trên trang cấu hình. Bạn có thể in trang này từ trình đơn Settings.Nếu đang dùng máy in cũ, có thể bạn sẽ phải truy cập vào bộ định tuyến để xác định địa chỉ IP của nó.Nếu đang kết nối đến print server, bạn sẽ cần địa chỉ IP của thiết bị này. Nếu đang kết nối với máy in ở trường, phòng IT sẽ có thể cung cấp địa chỉ IP cho bạn.4Kết nối đến máy in (Windows). Nếu đang dùng máy Mac, hãy chuyển sang bước tiếp theo.Mở Control Panel và chọn “Devices and Printers” hoặc “View devices and printers”.Nhấn vào Add a printer và chọn “Add a local printer” (Thêm máy in cục bộ).Chọn “Create a new port” (Tạo cổng mới) rồi đến “Standard TCP/IP Port” (Cổng TCP/IP Chuẩn) từ trình đơn. Nhấn Next.Nhập địa chỉ IP của máy in vào trường “Hostname or IP address” (Địa chỉ IP hoặc tên máy). Nhấn Next.Chọn hãng và dòng máy in của bạn. Nếu không được liệt kê, nhấn vào Windows Update (Cập nhật Windows) để kiểm tra trực tuyến hoặc Have Disk (Có đĩa) nếu bạn đã có phần mềm của máy in.Khi được yêu cầu dùng trình điều khiển hiện tại hoặc thay thế chúng, chọn dùng trình điều khiển đang được cài đặt.5Kết nối đến máy in (Mac OS X).Nhấn vào trình đơn Apple và chọn “System Preferences”.Nhấn vào tùy chọn “Print & Scan”.Nhấn nút “+” ở cuối danh sách máy in.Nhấn vào thẻ “IP” ở đầu cửa sổ Add Printer.Nhập địa chỉ IP của máy in vào trường “Address” (Địa chỉ).Chọn đúng Giao thức. Nhiều máy dùng “Line Printer Daemon” theo mặc định. Tuy nhiên, hãy kiểm tra lại với nhà quản trị mạng nếu cảm thấy không chắc.Nhấn vào Add (Thêm). Làm theo chỉ dẫn để tải hay cài đặt phần mềm từ đĩa khi được yêu cầu.6Gửi lệnh in đến máy in. Khi đã thêm máy in vào hệ điều hành, bạn có thể chọn nó từ bất kỳ hộp thoại Print nào