Phương pháp để Nhận biết bát đĩa sử dụng được trong lò vi sóng: 13 Bước

Có rất nhiều nguyên do khiến bạn không nên cho bát đĩa và vật liệu không phù hợp vào lò vi sóng. Vật liệu không phù hợp cho lò vi sóng có thể bị chảy, nứt hoặc bị hỏng trong lò vi sóng và cũng có thể khiến hóa chất chảy vào thức ăn, gây cháy nổ hoặc làm hỏng lò vi sóng. Không phải loại bát đĩa nào an toàn cho lò vi sóng cũng được dán nhãn, nhưng thật may mắn khi bạn có thể áp dụng một cách kiểm tra đơn giản để xác định xem các vật dụng đó có an toàn cho lò vi sóng hay không.

Các bước

Phần 1Phần 1 của 3:Kiểm tra đĩa

1Lấy một cốc nước. Để kiểm tra xem đĩa có an toàn với lò vi sóng hay không, bạn có thể cho đĩa và cốc nước vào lò vi sóng. Hãy tìm cốc thủy tinh hoặc cốc sứ sử dụng được trong lò vi sóng và đổ nước đầy ¾ cốc.Quan trọng là bạn phải sử dụng cốc sử dụng được trong lò vi sóng, kẻo việc kiểm tra sẽ không hiệu quả.Để chắc chắn, bạn hãy tìm cốc có nhãn ghi an toàn cho lò vi sóng ở dưới đáy.2Làm nóng đĩa và cốc nước trong lò vi sóng. Đặt cốc nước và đĩa cần kiểm tra cạnh nhau trong lò vi sóng. Việc tiếp theo là làm nóng cả hai vật dụng ở chế độ nhiệt cao nhất trong một phút. Nếu đĩa quá to và không thể đặt cạnh cốc nước, bạn cứ đặt cốc trên (hoặc trong) đĩa.Để tăng nguồn nhiệt của lò vi sóng lên cao nhất, bạn cần tìm nút Power (Nguồn), Menu (Trình đơn) hoặc Settings (Cài đặt).3Sờ vào để kiểm tra. Sau một phút, bạn sẽ đeo găng tay nhà bếp hoặc sử dụng miếng nhấc nồi để lấy cốc nước ra. Tiếp theo, hãy đặt tay lên đĩa cần kiểm tra để cảm nhận độ ấm:Đĩa không an toàn cho lò vi sóng khi đĩa ấm và nước thì không nóng. Đĩa ấm là do hấp thụ nhiệt.Đĩa an toàn cho lò vi sóng khi đĩa không ấm nhưng nước thì ấm. Đĩa không ấm là do không hấp thụ nhiệt.Lưu ý, phần giữa của đĩa có thể ấm nếu bạn đã đặt cốc nước bên trên hoặc trong đó.4Ghi chú lên đĩa. Để biết đĩa nào an toàn hay không an toàn cho lò vi sóng, bạn sẽ sử dụng bút lông không trôi để ghi chú kết quả bên dưới đĩa.Bạn có thể ghi chú bằng nhiều cách. Thí dụ: sử dụng mặt cười, chữ M hoặc hai đường gợn sóng để ghi chú dưới đáy của các chiếc đĩa sử dụng được trong lò vi sóng.Đừng quên ghi chú trên đĩa không an toàn cho lò vi sóng. Bạn có thể sử dụng mặt buồn, chữ M bị gạch ngang hoặc một số dấu hiệu khác

Phần 2Phần 2 của 3:Nhận diện vật liệu an toàn cho lò vi sóng

1Tìm nhãn an toàn cho lò vi sóng. Cách đơn giản nhất giúp bạn nhận biết đĩa hoặc dụng cụ ăn uống có an toàn cho lò vi sóng hay không là xem nhãn dưới đáy vật dụng. Ba yếu tố cho biết đĩa phù hợp để cho vào lò vi sóng là:Cụm từ “microwave safe” (An toàn cho lò vi sóng)Cụm từ “microwave friendly” (Phù hợp với lò vi sóng)các đường ngang gợn sóng2Hầu hết đồ gốm, thủy tinh, sành sứ đều có thể cho vào lò vi sóng. Đa phần các loại bát đĩa gốm, thủy tinh, sành và sứ đều an toàn để sử dụng trong lò vi sóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các ngoại lệ sau:Nhà sản xuất cho biết đĩa không sử dụng được trong lò vi sóngĐĩa có lớp sơn hoặc phần trang trí từ chất liệu kim loại, chẳng hạn như đường viền vàng hoặc bạcBát đĩa được phủ lớp tráng men có chất liệu chì3Nhận biết các thương hiệu cung cấp sản phẩm an toàn cho lò vi sóng. Rất nhiều công ty sản xuất dụng cụ ăn uống chịu nhiệt có thể sử dụng được trong lò vi sóng. Sau đây là một vài cái tên chuyên sản xuất các vật sử dụng này: Anchor HockingDuralexPyrexCorningwareVisions4Một số sản phẩm giấy có thể sử dụng được trong lò vi sóng. Vài sản phẩm giấy an toàn cho lò vi sóng gồm có giấy nến, đĩa giấy màu trắng, khăn ăn và khăn giấy.Để đảm bảo thức ăn không bị dính mực hoặc màu nhuộm, bạn không nên sử dụng sản phẩm giấy được in hình ảnh, logo hoặc chữ viết.5Tìm hiểu thời điểm và cách sử dụng vật liệu nhựa trong lò vi sóng. Một số vật dụng ăn uống và màng bọc thực phẩm được sản xuất để sử dụng trong lò vi sóng, và các vật liệu này không chứa chất làm dẻo có thể dính vào thức ăn. Nếu bạn muốn cho vật dụng ăn uống bằng nhựa vào lò vi sóng, hãy đảm bảo đó là loại sản phẩm phù hợp.Khi sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng, bạn cần đảm bảo màng bọc không chạm vào thức ăn.

Phần 3Phần 3 của 3:Tránh vật liệu không thể cho vào lò vi sóng

1Đừng cho kim loại vào lò vi sóng. Trừ khi bạn tuân thủ các nguyên tắc an toàn một cách nghiêm ngặt, việc cho kim loại vào lò vi sóng là không hề an toàn. Sau đây là các vật dụng không thể cho vào lò vi sóng:Đĩa và cốc có lớp sơn kim loạiĐĩa và cốc có đường viền trang trí kim loạiDây buộc lõi thépHộp đựng thức ăn có đường viền hoặc tay cầm bằng kim loạiGiấy bạcDụng cụ ăn uống bằng kim loại2Nhận diện đĩa được tráng men chì. Lớp men chì đã từng được sử dụng cho rất nhiều dụng cụ ăn uống và vẫn còn được sử dụng tại nhiều quốc gia. Bạn không nên sử dụng đĩa có lớp men chì để đựng thức ăn, vì chì có thể bám vào thức ăn. Chì vô cùng độc hại và việc ăn phải thực phẩm nhiễm chì rất có hại cho sức khỏe. Nếu bạn cho bát đĩa có lớp men chì vào lò vi sóng, thực phẩm sẽ nhiễm nhiều chì hơn. Một số vật dụng thường có lớp men chì là:Vật dụng gốm có lớp phủ bóng hoặc trong suốtVật dụng được làm theo cách thủ côngVật dụng có màu tươi sáng và sặc sỡ ở mặt trongBát đĩa cổVật dụng bóng loáng và có phần trang trí cầu kỳ3Không cho hộp đựng thực phẩm lạnh vào lò vi sóng. các loại hộp đựng thức ăn bằng nhựa chỉ sử dụng cho tủ lạnh thường không thể chịu nhiệt và không phù hợp với lò vi sóng. Bạn cần tránh cho hộp đựng các loại thực phẩm sau vào lò vi sóng:Sữa chuaBơ hoặc margarinePhô mai tươi4Tránh sản phẩm giấy nâu. Cục Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết mặc dù sản phẩm giấy trắng an toàn để cho vào lò vi sóng, nhưng sản phẩm giấy nâu thì ngược lại.Các sản phẩm này bao gồm túi nâu đựng thức ăn và khăn giấy ăn màu nâu.Tương tự như vậy, giấy báo cũng không an toàn để sử dụng trong lò vi sóng