Tâm lý của trẻ thính lực kém

Đặc trưng của cộng đồng trẻ điếc thần kinh giác quan là mối cá nhân đều có sự khác biệt và nhu cầu của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Dạng và mức độ khiếm thính của đứa trẻ này có thể khác so với đứa trẻ khác. Và sự khác nhau như vậy tự nó đã phát ra các sự khác biệt của từng cá nhân về tỷ lệ cấp thiết hiệu chỉnh nội dung của chương trình giáo dục.
Khiếm thính tự nó có thể làm ra các vấn đề về trí tuệ, học tập. Tiếp nữa, khiếm thính và cộng thêm các vấn đề khác về thể chất, giác quan, và/hoặc các vấn đề về trí tuệ có thể cùng có chung một nguyên nhân. Đối với lý do sau cùng, đứa trẻ bị điếc thần kinh giác quan cần được gửi đi khám thần kinh. Các tổn hại thần kinh có thể có những biểu hiện bên ngoài như: mập không bình thường, các kỹ năng vận động tinh tế bị tác động, như tác động khả năng nói, ra dấu hiệu, khả năng đọc ra dấu ngón tay. Những dấu hiệu này có thể đi kèm hoặc tự gia tăng những thiếu hụt tâm lý khác tác động đến việc học tập.
các loại máy trợ thính cho trẻ em
Một danh sách rất dài về các tàn tật tâm – thần kinh và tâm lý đã được Pollack liệt kê. Dưới đây là những bàn luận ngắn về các tàn tật này để cố gắng báo động cho các giáo viên cũng như nhân viên y tế biết về nó.
Các tàn tật về tâm – thần kinh
Những khó khăn về tâm – thần kinh thường liên quan đến nghe kém bao gồm: không có khả năng học, chứng mất hay khó phối hợp hành động, chứng loạn vận ngôn (phát âm không rõ, dù ý nghĩa và nội dung ngôn ngữ vẫn bình thường), hoặc dáng người không vững do vấn đề về trương lực cơ hay đồng vận. Đối với dáng đi không vững, cần kiểm tra tổn hại tiền đình. Sự kém phối hợp các cơ ở trẻ nhỏ có thể làm ra sự vụng về, sự té ngã, khó khăn ngồi và các vấn đề về kiểm soát đầu. Đây là những dấu hiệu điển hình của rối loạn chức năng tiền đình. Những dấu hiệu của thiếu hụt thần kinh do tổn hại não bao gồm cả các dấu hiệu điển hình liên quan tới các chuyển động nhỏ trong sử dụng “cầm”, “nắm”; có rối loạn chức năng cơ toàn thân, ví dụ: sự liệt co cứng, hoặc liệt nhão, cũng như các sự co cứng cơ hoặc co cứng giống múa giật hoặc run có thể xuất hiện ở các cơ “nói”.
Các tác động trong cư xử
Trẻ điếc thần kinh giác quan có thể có tính hiếu động thái quá, khó tập trung, căng thẳng, sợ hãi… Những triệu chứng này có thể là “hội chứng hiếu động thái quá”, hoặc “rối loạn sự tập trung”. Các triệu chứng khác mà người ta hay thấy xuất hiện với tần suất cao là sự vụng về, phân biệt trái, phải khó khăn, chứng mất khả năng viết và các khó khăn trong sự phối hợp toàn thân.
Có rất nhiều cố gắng nhằm xác định các nguyên nhân của tính hiếu động thái quá ở trẻ nghe bình thường. Vài nguyên nhân được cho là do di truyền, một trong bố hoặc mẹ hoặc cả hai nghiện rượu, cha mẹ bị rối loạn tâm lý, sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, các chấn thương khi sinh, thức ăn. Tuy nhiên bản chất cơ bản đặc biệt của tính hiếu động ở trẻ nghe bình thường và ở trẻ khiếm thính thường không được biết. Với trẻ nhỏ khiếm thính, khi thính giác bị mất làm tăng sự thúc đẩy phải nhìn. Điều này có nghĩa là trẻ khiếm thính có thể học để khám phá môi trường xung quanh mình bằng cách nhìn hiệu quả hơn.
Test tâm lý
Nhiều kỹ thuật kiểm tra không dùng văn bản hay lời nói được thiết kế để sử dụng cho trẻ khiếm thính. Nhà tâm lý học nhìn chung có khả năng đánh giá chức năng trí tuệ và sự phát triển hiểu biết, cũng như những khó khăn về tâm – thần kinh và khó khăn về ứng xử liên quan đến điếc thần kinh giác quan của những trẻ này. Cần có một đánh giá tâm lý hoàn chỉnh đối với trẻ khiếm thính bao gồm: đo lường về trí tuệ, đánh giá về tính cách, xác định tổn hại não, đo kết quả giáo dục và một đánh giá về kỹ năng giao tiếp.
close
volume_off
Powered by GliaStudio
Test tâm lý có thể cung cấp không chỉ dữ liệu về trí tuệ mà còn đo đạc chức năng học thuật và xác định các vùng có vấn đề đặc biệt. Các kết quả của việc kiểm tra tâm lý có thể cung cấp những thông tin quan trọng để mang lại nhiều hiệu quả cho trẻ trong chữa trị.
Trí tuệ
Trí thông minh của trẻ khiếm thính không bị kèm theo các tổn hại về thần kinh khác nhau từ kém đến có những năng khiếu tự nhiên như những trẻ nghe bình thường. Điều quan trọng là phải đánh giá đúng trí thông minh của một đứa trẻ khiếm thính và tiềm năng phát triển các kỹ năng giao tiếp và đặt ra các mục tiêu giáo dục. Các khả năng tâm lý ngôn ngữ của trẻ nghe bình thường nhưng chậm phát triển tâm thần bị tác động thiệt thòi. Rohr và Burr đã so sánh khả năng tâm lý ngôn ngữ của 131 trẻ chậm phát triển tâm thần (IQs từ 30 đến 60) trên nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau bao gồm hội chứng Down, tổn hại não sinh học (sinh thiếu cân và các điều kiện bẩm sinh như: não nhỏ), chậm phát triển do nguyên nhân môi trường (chấn thương sản khoa, chấn thương đầu sau sinh), và các trường hợp không rõ nguyên nhân. Trẻ em bị Down có khả năng nghe nói kém hơn nhiều so với trẻ của các nhóm nguyên nhân chậm phát triển tâm thần khác.
Điều trị
Có nhiều vấn đề và sự cấp thiết đối với trẻ điếc thần kinh giác quan kèm kém các khả năng về tâm thần kinh và kém trong ứng xử. Vì vậy, cần sắp xếp một chương trình bao gồm thuốc chống tăng động, chỉ dẫn giáo dục cho từng đối tượng, áp dụng trị liệu giao việc và trị liệu tâm lý. Trong trường hợp hiếu động thái quá, việc sử dụng các chất kích thích đơn độc không có hiệu quả. Điều trị hiếu động thái quá với chế độ dinh dưỡng khác nhau ngày càng trở nên phổ biến.
Rõ ràng, các vấn đề một số cơ không hoạt động phối hợp do kém chức năng tiền đình hoặc tổn hại não sẽ làm trở ngại các hoạt động học tập dù sử dụng bất kỳ chương trình giáo dục nào. Vai trò của nhà chữa trị y khoa và giáo dục là đánh giá và chữa trị những khiếm khuyết này qua việc biến đổi kém chức năng thần kinh bằng việc gia tăng các hoạt động trung ương của hệ thống giác quan và vận động và phát triển chức năng của các hệ thống xúc giác, tiếp nhận, tiền đình và hệ thống nhìn.
Trẻ và gia đình cần được tư vấn hoặc phục hồi tâm lý. Việc ưu tiên là đưa kiểm tra tâm lý trở thành thường quy. Không may, việc chữa trị thường gặp nhiều thiệt thòi và chậm trễ vì: cha mẹ không tin con mình bị chậm phát triển tâm thần, không tin tưởng chương trình chữa trị và giáo dục sẽ đem lại tiến bộ cho trẻ.
bác sĩ.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
(Theo Strategies for Habilitation)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *