Hiện nay tình trạng trẻ bị mất thính lực hay điếc bẩm sinh càng ngày càng phổ biến do vậy vấn đề có nên sử đụng máy trợ thính cho trẻ em không đang được các bậc phụ huynh tìm hiểu nhiều trong bài viết hôm nay Nghe Nhìn Thiên An sẽ cùng mọi người đi giải đáp vấn đề này!
Mất Thính Lực Ở Trẻ Em Phổ Biến Như Thế Nào?
Theo thống kê hiện nay 32 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi mất thính lực. Khoảng 1,4 đến 5 trên 1000 trẻ em sinh ra bị khiếm thính những trẻ này nên dùng ngay máy trợ thính cho trẻ em; nhưng có tới 60% các trường hợp này có thể phòng ngừa được. Trẻ sơ sinh cũng thường được kiểm tra thính giác trong 24-48 giờ sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trẻ đã thông qua các buổi kiểm tra này nhưng vẫn có các dấu hiệu suy giảm khi trẻ lớn lên. Có khoảng 1,1 tỷ người trong độ tuổi từ 12 đến 35 có nguy cơ bị mất suy giảm thính lực do tiếp xúc với môi trường nhiều tiếng ồn, và khoảng 12,5% trong số đó bị tổn thương thính giác vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ và trẻ đi học bị khiếm thính
Khó hiểu người khác đang nói gì!
Cách nói chuyện sẽ khác biệt so với trẻ cùng lứa
Không phản hồi khi nghe người khác gọi tên mình
Chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ học hoặc phát âm không rõ ràng
Mở TV âm lượng rất lớn hoặc sẽ ngồi rất gần TV để nghe, do đó hay dùng ngay máy trợ thính cho trẻ em
Có vấn đề với khả năng học tập, đặc biệt là nếu trẻ chưa từng học qua trước đó
Than phiền về việc đau nhức tai hay tiếng ồn
Hay hỏi “cái gì?” hoặc “hả?” nhiều lần trong ngày
Nhìn mặt người nói rất chăm chú – nhiều trẻ thường lọt qua cách kiểm tra khiếm thính vì trẻ rất giỏi trong việc đọc khẩu hình người nói
Nguyên nhân điếc bẩm sinh:
– Do gen di truyền: một loại gien có tên gọi PDS là thủ phạm gây ra chứng điếc bẩm sinh ở trẻ. Nếu bố và mẹ không bị câm hoặc điếc nhưng cả hai đều mang trong người gien điếc lặn, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị điếc .
– Do tác động từ quá trình mang thai của người mẹ: Có thể trong quá trình mang thai, người mẹ đã vô tình dùng các loại thuốc kháng sinh như: Streptomycin, Neomycin hoặc các loại thuốc quinine, arsenic. Những loại thuốc này khi vào trong cơ thể mẹ đã gây độc cho ốc tai của thai nhi. Ở ba tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bị nhiễm virus Rubella và một số virus khác, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị điếc khá cao. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, người mẹ mắc phải các bệnh lây nhiễm như giang mai, lậu cũng làm cho trẻ bị điếc khi chào đời.
– Trẻ bị gặp tai biến trong khi chào đời như sinh non, ngạt thở, sinh khó, vàng da… đều có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị điếc.
Để phòng ngừa bệnh cho con, khi mang thai, mọi người mẹ phải nên giữ gìn sức khỏe để tránh mắc cúm và những bệnh lây nhiễm khác, không nên tự ý sử dụng thuốc, khám thai định kỳ để theo dõi tiến trình phát triển của thai nhi. Khi sinh trẻ ra thì cần giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ để tránh viêm tai giữa.
Đừng chần chờ nhiều hãy đeo máy trợ thính cho trẻ em ngay, xem xét thuê máy để tiết kiệm chi phí
Máy trợ thính là gì, tại sao cần lắp máy trợ thính cho trẻ em, nên lắp máy trợ thính cho trẻ em loại nào? Lắp máy trợ thính 1 bên hay hai bên? Nên mua máy hay thuê máy?
Sau khi trải qua quá tất cả các quá trình khám, bác sỹ thính học sẽ trả lại cho bạn 01 bộ hồ sơ kết quả khám của bé và sẽ tư vấn cặn kẽ cho bạn cần làm gì tùy theo mức độ nghe kém của bé.
Tuy nhiên bước đầu tiên tất cả các bé phải trải qua đó là đeo máy trợ thính.
Máy trợ thính cho trẻ em là một thiết bị khuếch đại âm thanh để âm thanh trở nên to hơn phù hợp với khả năng nghe của bé. Việc lắp máy trợ thính ở giai đoạn đầu tiên này có 02 khả năng xảy ra.
1. Các bé nghe kém mức trung bình, nặng hoặc chớm sâu (50-90dB) Máy trợ thính giúp ích được nhiều cho bé, giúp bé lấy lại sức nghe bình thường (khoảng 30dB): Chúc mừng bạn, bé có thể tiếp tục sử dụng máy để bắt đầu quá trình học nghe nói. Nhưng hãy nhớ kiểm tra và đánh giá định kỳ để xem máy trợ thính cho trẻ em còn đáp ứng tốt hay không, có hoạt động ổn định hay không.
2. Các bé nghe kém mức độ nặng, sâu (90-110dB) Máy trợ thính thường cũng khó đáp ứng được. Tuy nhiên việc đeo máy vẫn là rất cần thiết vì nếu bé có nghe được dù chỉ một chút thì cũng là căn cứ rất tin cậy để cho thấy hệ thống thần kinh vẫn dẫn truyền tốt. Bên cạnh đó, việc đeo máy sẽ duy trình những kích thích lên hệ thần kinh thính giác giúp nuôi dưỡng sự phát triển của hệ này giúp ích cho việc can thiệp cấy ốc tai điện tử về sau.
Lắp máy trợ thính cho trẻ em 1 bên hay 2 bên? Tất nhiên với lý lẽ thông thường ta đều nhận thấy ích lợi nhiều hơn của việc đeo máy 2 tai để đạt kết quả tốt. Ngoài ra việc đeo máy hai tai còn giúp đánh giá xem tai nào của bé phù hợp cho việc cấy ốc tai đem lại hiệu quả tối ưu hơn.
Nếu bé bị nghe kém mức độ trung bình chớm nặng (từ 60-85dB) thì máy trợ thính sẽ hỗ trợ được rất nhiều, trường hợp bé nghe kém mức nặng – sâu (trên 90dB-110dB) thì bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý bé có thể sẽ cần phải cấy ốc tai mới đáp ứng được yêu cầu phục hồi sức nghe để học nói. Vì vậy để tối ưu về mặt chi phí bạn nên xem xét phương án thuê máy trợ thính dùng thử để theo dõi trong thời gian từ 1-3 tháng với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều. Hãy Mua tai nghe trợ thính tại Thiên An nhận nhiều ưu đãi
CÔNG TY TNHH THIÊN AN
Showrom + Bảo Hành: Số 56 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
Đại lý ủy quyền 2: Số 1 Nguyễn Thị Thập kdc him lam, P.tân hưng, Q7, HCM
Hotline Bảo Hành: 0337.282.674
Youtube: https://fb.com/maytainghetrothinhnhatbantotnhat
Fanpage: https://www.youtube.com/channel/UCZdK9hOdAJEu7kdh-ccrXUw