Hiện nay, tình trạng mất thính giác ngày càng trở nên phổ biến, tình trạng này cảnh báo nhiều vấn đề sức khoẻ khác của người bệnh. Nghe kém, suy giảm thính lực có thể phòng ngừa và điều trị đúng cách nếu sớm được phát hiện. Dưới đây là 3 sự thật về mất thính giác có thể bạn sẽ cần biết.
Mất thính giác ngày càng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay tình trạng mất thính lực ảnh hưởng đến 5% dân số thế giới, tương đương khoảng 466 triệu người. Không những thế, WHO dự đoán con số này sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2050, tức khoảng gần 1 tỷ người có thể sẽ bị mất thính lực.
Bên cạnh đó, khoảng 60% trường hợp mất thính lực ở trẻ em là do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được và 1,1 tỷ người mắc phải độ tuổi từ 12 đến 35 có nguy cơ bị suy giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn.
Theo nghiên cứu, có tới hơn 50% người ở độ tuổi từ 40-79 tuổi đã bị mất thính lực nhưng họ lại không nhận ra điều đó. Đặc biệt là 35% người bị khiếm thính ở tần số cao bởi ảnh hưởng của tuổi tác. Có thể nhận thấy tỷ lệ mất thính lực sẽ tăng theo độ tuổi.
Tuy nhiên, tình trạng mất thính lực đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc sử dụng tai nghe và nghe nhạc với âm lượng quá lớn hoặc làm việc trong không gian nhiều tiếng ồn.
Đa số các trường hợp mất thính lực đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt nếu nhiều người nhận thức được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các loại mất thính giác khác nhau tùy theo nguyên nhân của chúng. Trong đó, có 3 loại mất thính giác phổ biến là mất thính giác thần kinh cảm nhận (SNHL), mất thính lực dẫn truyền và mất thính lực hỗn hợp. Mất thính lực không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe của người mắc, mà còn gây ra những khó khăn trong cuộc sống như hạn chế khả năng giao tiếp, học tập, vui chơi,…
Do vậy, việc nhận biết những nguyên nhân gây mất thính giác và biện pháp phòng ngừa mất thính giác như: hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, hạn chế sử dụng thuốc có khả năng gây hại cho thính giác, đeo thiết bị bảo vệ thính giác thích hợp khi cần thiết, sử dụng máy trợ thính đúng cách khi mất thính lực,… là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ đôi tai luôn khỏe mạnh.
Mất thính giác có thể chỉ ra các vấn đề sức khoẻ khác
Một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan đó chính là xuất hiện tình trạng mất thính giác. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp và là tác nhân gây ra các tình trạng khác như gây cảm giác mệt mỏi, lo lắng và căng thẳng.
Đa số mọi người đều cho rằng mất thính lực là dấu hiệu tự nhiên của tuổi già, tuy nhiên nó cũng có thể chỉ ra những căn bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Nó cũng liên quan đến chứng mất trí nhớ và suy giảm chức năng nhận thức.
Theo nghiên cứu, trong gần 35% trường hợp sa sút trí tuệ có tới 9% nguyên nhân là do mất thính lực. Do vậy, lời khuyên dành cho bạn nên thường xuyên kiểm tra thính giác định kỳ, để sớm phát hiện tình trạng mất thính lực, nguyên nhân và cách cải thiện thính lực hiệu quả.
Đọc thêm: Suy giảm thính lực ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mất thính giác có thể được phòng ngừa và điều trị
Mất thính giác hoàn toàn có thể được phòng ngừa và điều trị, bạn có thể tham khảo một số cách dưới để phòng ngừa mất thính giác:
- Nên tránh tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn, quá gần hoặc kéo dài quá lâu. Nếu không thể tránh khỏi những tình huống ồn ào, bạn có thể bảo vệ thính giác bằng cách sử dụng nút bịt tai hoặc các loại khuôn đặc biệt
- Khi nghe nhạc qua tai nghe, đừng nghe quá lớn hoặc quá lâu.
- Hãy đến gặp các chuyên gia thính học để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất như sử dụng máy trợ thính giúp bạn dễ dàng giao tiếp với mọi người và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hoặc có thể phẫu thuật, cấy ghép ốc tai điện tử để cải thiện khả năng nghe.
Trên thị trường hiện nay, các loại máy trợ thính rất đa dạng về tính năng, công nghệ, giá thành đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Do vậy, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng và mức độ suy giảm thính lực.
Đọc thêm: Những bệnh lý phổ biến liên quan đến tai.