Phương pháp để Đun sôi nước trong lò vi sóng: 9 Bước – tainghetrothinh.com

Bạn cần đun sôi nước để chế biến một món thức uống hoặc món ăn? Lò vi sóng rất tiện lợi để đun sôi một lượng nước nhỏ mà không cần phải sử dụng đến bếp hoặc ấm điện. Tuy nhiên, đun nước trong lò vi sóng cũng có cái khó của nó. Thí dụ, mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có nguy cơ nước bị đun nóng quá mức, đột ngột trào lên và có thể gây bỏng. Dù nguy cơ không cao, nhưng bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn khi đun nước.

Thời gian chuẩn bị: 1 phútThời gian nấu: 1-3 phútTổng thời gian: 2-4 phút

Các bước

Phần 1Phần 1 của 3:Chọn vật đựng an toàn trong lò vi sóng

Bước đầu tiên để đun nước an toàn trong lò vi sóng là sử dụng vật đựng thích hợp. Bảng thông tin rõ ràng sau đây sẽ giúp bạn xác định vật đựng thích hợp cho việc này.

Các vật liệu xếp loại theo các yếu tố an toàn trong lò vi sóng
Vật liệu Có an toàn hay không? Ghi chú
Thủy tinh
Gốm sứ
Đĩa giấy
Giấy nến/giấy sáp
Hầu hết kim loại (bao gồm giấy bạc và bộ đồ ăn bằng bạc) Không Kim loại đun trong lò vi sóng sẽ bắn tia lửa có thể làm hỏng lò vi sóng, thậm chí gây cháy.
Túi giấy nâu Không Có thể phát cháy hoặc giải phóng các khí độc trong lò vi sóng.
Vật bọc kín/đậy kín Không Có thể nổ do hơi nước nóng.
Các vật đựng có thiết kế sử dụng một lần (cốc sữa chua, cốc bơ thực vật, v.v…) Không Có thể chảy, cháy hoặc tỏa khí độc.
Nhựa (màng bọc thực phẩm, hộp đựng thực phẩm Tupperware-esque v.v…) Thường là không Các hóa chất độc hại trong nhựa có thể ngấm vào thức ăn. Tuy nhiên, các vật đựng bằng nhựa có đóng dấu chứng thực của FDA “microwave safe” (an toàn trong lò vi sóng) có thể sử dụng được.
Hộp xốp Thường là không Xem phần chất liệu nhựa; một số hộp xốp được đóng dấu “microwave safe” có thể sử dụng được.

Phần 2Phần 2 của 3:Đun sôi nước an toàn

1Rót nước vào cốc hoặc bát sử dụng an toàn cho lò vi sóng. Đun sôi nước trong lò vi sóng là việc rất dễ. Đầu tiên, bạn hãy rót nước vào vật đựng có chất liệu an toàn trong lò vi sóng được liệt kê trong bảng trên. Nhớ đừng đậy kín vật đựng. Hơi nước nóng có thể gây nổ.2Đặt vào nước một vật sạch và an toàn cho lò vi sóng. Sau khi rót nước vào cốc, bạn hãy đặt một vật không phải kim loại như thìa gỗ, đũa gỗ hoặc que kem vào nước. Cách này giúp ngăn ngừa hiện tượng nguy hiểm gọi là “quá nóng” bằng cách tạo điều kiện cho nước nổi bong bóng. Hiện tượng quá nóng xảy ra khi nước trong lò vi sóng được đun nóng vượt quá điểm sôi và không nổi bong bóng được do không có tâm hóa hơi (các điểm sần sùi cần thiết để bong bóng có thể hình thành). Ngay khi nước bị khuấy động hoặc có tâm hóa hơi, nước đun quá nóng sẽ sinh hơi rất nhanh, gây ra hiện tượng nổ nhỏ trong nước sôi.Nếu không có vật thích hợp nào để cho vào nước, bạn có thể sử dụng vật đựng bị trầy xước hoặc bị mẻ ở mặt trong. các vết này đóng vai trò là tâm hóa hơi để giúp cho nước nổi bong bóng.3Cho nước vào lò vi sóng. Đun nước từng đợt ngắn (không quá 1,5 phút mỗi lần), thỉnh thoảng khuấy cho đến khi nước bốc hơi. Cho dù bạn đã thực hiện các bước trên, bong bóng có thể không nổi lên rõ ràng như khi đun nước trên bếp. Cách chính xác nhất để biết nước sôi hay chưa là đo bằng nhiệt kế. Ở mực nước biển, nước sẽ sôi ở 100° C. Càng lên cao thì nhiệt độ này sẽ càng giảm. Nếu sử dụng vật đựng giữ nhiệt tốt (như thủy tinh hoặc sứ) bạn cần cẩn thận khi lấy nước ra khuấy. sử dụng khăn hoặc vải lót tay để ngăn ngừa bị bỏng khi cầm.4Để khử trùng nước, bạn hãy tiếp tục đun sôi. Nếu bạn muốn có nước tinh khiết, hãy đun trong lò vi sóng đủ thời gian để tiêu diệt các vi sinh vật. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị nên đun sôi nước ít nhất 1 phút hoặc 3 phút nếu đang ở độ cao trên 2.000 mét.

Phần 3Phần 3 của 3:Phòng tránh tác hại của việc đun quá nóng (Các lời khuyên khác)

1Không đun nước quá lâu trong từng đợt. Sau khi đọc các lời khuyên trên đây, có thể bạn lo xảy ra tai nạn do nước quá nóng. Đừng lo! Bạn có nhiều Phương pháp để giữ an toàn. Có lẽ cách quan trọng nhất bạn có thể làm để tránh nguy cơ nước quá nóng là không đun nước quá lâu trong từng đợt. Nước sẽ không bị quá nóng nếu không bị đun quá điểm sôi. Thời gian chính xác để giới hạn từng đợt đun có thể khác nhau tùy vào công suất của lò vi sóng. Để an toàn, đợt đầu tiên bạn hãy thử giới hạn thời gian đun là 1 phút. Dựa vào độ nóng của nước sau khi đun đợt đầu, bạn có thể điều chỉnh các đợt tiếp theo cho phù hợp.2Tránh sử dụng các vật đựng quá trơn láng. Cũng vì lý do tại sao nên cho một vật không phải kim loại vào nước hoặc sử dụng vật đựng trầy xước, bạn nên tránh sử dụng vật đựng quá trơn láng để đun nước, chẳng hạn như cốc thủy tinh và bát sứ mới; nhiều vật liệu khác cũng có thể trơn láng đến mức gây ra vấn đề. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một vật đựng cũ và mòn hơn hoặc có vết trầy xước trông thấy dưới đáy; các vết này sẽ tạo ra tâm hóa hơi để các bong bóng hình thành.3Cẩn thận gõ vào cạnh vật đựng sau khi đun xong. Khi bạn nghĩ rằng đã đun nước đủ thời gian, hãy kiểm tra xem nước có quá nóng không bằng cách gõ vào cạnh vật đựng trước khi lấy ra khỏi lò vi sóng. Tốt nhất là sử dụng dụng cụ dài để bảo vệ bàn tay. Nếu nước thực sự quá nóng, việc gõ vào vật đựng có thể khiến cho nước đột ngột “nổ” trên bề mặt. Hiện tượng này có thể khiến nước trào ra trong lò, nhưng bạn vẫn không bị bỏng vì chưa lấy nước ra.4sử dụng vật dài khuấy khi vẫn để nước trong lò vi sóng. Bạn vẫn không chắc liệu nước
có bị quá nóng không? Hãy sử dụng que dài để khuấy lên cho chắc. Khi khuấy nước hoặc bỏ một vật vào trong nước là bạn đã tạo ra tâm hóa hơi để các bong bóng nước hình thành; nếu nước thực sự quá nóng, nó sẽ nhanh chóng “nổ” hoặc sôi lên. Nếu không, xin chúc mừng bạn! Nước đã được đun sôi an toàn. 5Nhớ để nước đã đun nóng ở xa mặt cho đến khi bạn chắc chắn là đã an toàn. Có lẽ không cần phải nói, bạn không được để mặt lại gần nước có nguy cơ đã bị đun quá nóng, dù là nhỏ nhất. Hầu hết các trường hợp bị thương do nước quá nóng xảy ra khi người ta lấy nước ra khỏi lò vi sóng và nhìn vào; hiện tượng nổ đột ngột của nước bị đun quá nóng có thể gây bỏng nặng trên mặt, trong trường hợp xấu nhất còn gây tổn thương thị lực vĩnh viễn

Cảnh báo

Cốc nước không có gì bên trong (chẳng hạn như đũa) có nguy cơ cao bị quá nóng vì bong bóng không có chỗ nào để tụ lại. Đặt một vật vào nước chỉ là bước nhỏ nhưng thực sự quan trọng.Đừng đun vật đựng nước đậy kín trong lò vi sóng. Hơi nước nở ra trong vật đựng có thể làm vỡ vật đựng và làm bừa bộn khủng khiếp!